31/07/2023 17:43 GMT+7

Đóng đèo Bảo Lộc, đèo Đại Ninh tấp nập xe cộ dù đường xuống cấp nặng

Quốc lộ 28B đoạn nối từ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng với huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận tấp nập xe cộ. Nhất là đoạn qua đèo Đại Ninh, xe cộ nối đuôi nhau.

Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn xe cộ hướng từ Đà Lạt xuống rẽ qua quốc lộ 28B để về TP.HCM

Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn xe cộ hướng từ Đà Lạt xuống rẽ qua quốc lộ 28B để về TP.HCM

Xe cộ tấp nập suốt ngày đêm qua đèo Đại Ninh

Nguyên nhân là phần lớn dòng xe di chuyển theo hướng này để lên xuống tỉnh Lâm Đồng do sự cố sạt lở đèo Bảo Lộc, quốc lộ 20. Tại ngã ba giữa hai quốc lộ thuộc huyện Đức Trọng, lực lượng chức năng đã dựng bảng hướng dẫn xe di chuyển hướng từ Đà Lạt đi TP.HCM rẽ vào.

Tình hình đi lại trên đèo Đại Ninh sau vụ sạt lở đèo Bảo Lộc

Quan sát một thời gian, PV Tuổi Trẻ Online chứng kiến phần lớn tài xế lựa chọn vào lộ trình quốc lộ 28B để tránh đoạn đèo Bảo Lộc đang tạm đóng. 

Đèo Đại Ninh có nhiều khúc cua gắt, dốc lớn 

Đèo Đại Ninh có nhiều khúc cua gắt, dốc lớn

Một người dân bán hàng quán dưới chân đèo Đại Ninh, quốc lộ 28B cho biết xe chạy dày đặc cả ngày lẫn đêm. Xe giường nằm, xe tải chở rau, xe du lịch…  nối đuôi nhau.

Mặt đường quốc lộ 28B trước đây đã bong tróc, xuống cấp này cùng lúc gánh thêm xe cộ càng "thê thảm" hơn. Người dân thấy vậy nên tự giặm vá tạm thời, nhưng xe cộ chạy liên tục nên đâu lại vào đấy.

Nhiều xe tải chở rau từ Đà Lạt xuống chạy nguy hiểm trên đèo Đại Ninh

Nhiều xe tải chở rau từ Đà Lạt xuống chạy nguy hiểm trên đèo Đại Ninh

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, đoạn nguy hiểm nhất là khoảng 15km đèo Đại Ninh. Đây là con đèo mà giới tài xế dè chừng nhất vì độ dốc, khúc cua gắt và nhiều.

Mặt đường hẹp, chỉ cần hai xe ngược chiều qua nhau là hết phần. Đến những đoạn cua, một chiếc xe tải đã chiếm hết phần đường, xe đi chiều ngược lại phải dừng lại.

Đèo Đại Ninh thường có nhiều sương mù, khuất tầm nhìn

Đèo Đại Ninh thường có nhiều sương mù, khuất tầm nhìn

Các hàng quán, trạm dừng chân dưới chân đèo Đại Ninh đông đúc xe ra vào.

Quốc lộ 28B thực tế trước đây chỉ là đường công vụ phục vụ xây dựng thủy điện Đại Ninh. Sau khi thủy điện hoàn thành, chủ đầu tư đã bàn giao lại địa phương quản lý và trở thành quốc lộ.

Trên đèo Đại Ninh chưa có các điểm dừng xe khẩn cấp, đèn đường. Thậm chí có nhiều đoạn chưa có hộ lan giữa tuyến chính với vực sâu. Trên đèo thường xuyên có sương mù, khuất tầm nhìn.

Chỉ cần một chiếc xe tải lên là khúc cua hết phần đường

Chỉ cần một chiếc xe tải lên là khúc cua hết phần đường

Do cảnh thiên nhiên rừng núi hùng vĩ, nhiều người đi xe du lịch dừng lại giữa đèo "check-in".

Ngoài quốc lộ 28B, từ TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ còn có nhiều quốc lộ 55, 28 và tỉnh lộ để hướng lên Lâm Đồng. Tất cả đều phải đi qua nhiều con đèo quanh co nguy hiểm như Đa Mi, Gia Bắc…

Cùng với đèo Bảo Lộc, đèo Đa Mi trên quốc lộ 55 cũng ảnh hưởng sạt lở nhiều nên tài xế di chuyển khó khăn. Phần lớn đều di chuyển theo các tuyến cao tốc mới để đến với quốc lộ 26B, lên đèo Đại Ninh.

Với tình hình như vậy, tỉnh Bình Thuận đã bố trí nhiều lực lượng túc trực dưới chân đèo Đại Ninh sẵn sàng xử lý sự cố.

Mặt đường quốc lộ 28B đang nhỏ hẹp, xe cộ thường chạy sát lề 

Mặt đường quốc lộ 28B đang nhỏ hẹp, xe cộ thường chạy sát lề

Một vị trí từng xảy ra sạt lở trên đèo Đại Ninh 

Một vị trí từng xảy ra sạt lở trên đèo Đại Ninh

Đèo Đại Ninh có nhiều khúc cua uốn lượn gắt, độ dốc cao

Đèo Đại Ninh có nhiều khúc cua uốn lượn gắt, độ dốc cao

Những khúc cua đáng sợ với tài xế trên đèo Đại NinhNhững khúc cua đáng sợ với tài xế trên đèo Đại Ninh

TTO - Quốc lộ 28B được xem là tuyến đường ngắn nhất để kết nối hai trung tâm du lịch TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Trên tuyến đường này có khoảng 15km là đoạn đèo Đại Ninh có nhiều khúc cua gắt, ổ gà, đang xuống cấp...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên