23/04/2020 14:36 GMT+7

Dịch COVID-19 chiều 23-4: Việt Nam 0 ca nhiễm mới, Nhật Bản vượt mốc 12.600 ca

D. KIM THOA - LAN ANH - NGUYÊN HẠNH
D. KIM THOA - LAN ANH - NGUYÊN HẠNH

TTO - Việt Nam tiếp tục không có ca nhiễm mới. Bộ Y tế Nhật Bản thông báo ghi nhận thêm 422 ca mới và 10 người nữa tử vong vì COVID-19. Trong khi đó, Singapore đã lên 11.178 ca nhiễm.

Dịch COVID-19 chiều 23-4: Việt Nam 0 ca nhiễm mới, Nhật Bản vượt mốc 12.600 ca - Ảnh 1.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Việt Nam 0 ca nhiễm mới, chỉ còn 44 ca đang điều trị

cap nhan ca nhiem vn

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Theo cập nhật của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến 18h hôm nay 23-4 số ca nhiễm của Việt Nam vẫn là 268. Như vậy đã 7,5 ngày liền Việt Nam không có ca nhiễm mới.

Trong ngày 23-4, có thêm 1 ca khỏi bệnh và ra viện, đưa tổng số ca khỏi bệnh cả nước lên 224 và chỉ còn 44 ca còn đang điều trị. Trong số này, 20 ca đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 1-2 lần.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng chống COVID-19: hạn chế tối đa ra ngoài, giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn...

Cũng trong ngày 23-4, căn cứ vào những chuyển biến tích cực của dịch COVID-19 tại Hà Giang, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành công điện số 1208/CĐ-CTUBND chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Việc phong tỏa thị trấn Đồng Văn và thôn Tả Kha thuộc thị trấn Phố Bảng (huyện Đồng Văn) đã được dỡ bỏ. Các địa phương này phải tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Indonesia tạm dừng máy bay, tàu thủy chở khách nội địa

Indonesia sẽ tạm thời cấm hoạt động đi lại trong nội địa bằng đường không và đường biển từ ngày 24-4 để ngăn virus corona chủng mới lây lan.

Các quan chức thuộc Bộ Vận tải Indonesia cho biết lệnh cấm đối với hàng không sẽ có hiệu lực đến ngày 1-6, trong khi lập cấm đối với đường biển sẽ có hiệu lực tới 8-6. Các phương tiện vận chuyển hàng hóa được hưởng miễn trừ.

Trước đó, chính phủ nước này đã cấm người dân hồi hương sau tháng chay Ramadan.

Theo Hãng tin Reuters, hôm nay 23-4 Indonesia ghi nhận thêm 357 ca bệnh mới và 11 người chết vì COVID-19. Theo đó nâng tổng số ca bệnh và số người chết của nước này lên lần lượt là 7.775 và 647.

Số người bệnh COVID-19 đã bình phục của Indonesia tới nay là 960. Hơn 48.600 người đã được xét nghiệm.

Số ca nhiễm mới tại Thái Lan thấp nhất trong 40 ngày

Thái Lan ngày 23-4 ghi nhận thêm 13 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 1 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 2.839 ca và 50 ca tử vong.

Đây là ngày có số ca nhiễm mới thấp nhất tại Thái lan trong 40 ngày qua và đang trên đà giảm xuống gần một con số. Lần gần đây nhất Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức 1 con số là ngày 14-3 với 7 ca.

Singapore thêm 1.037 ca bệnh mới

Bộ Y tế Singapore hôm nay 23-4 xác nhận có thêm 1.037 ca bệnh COVID-19 mới, nâng tổng số người bệnh của nước này lên 11.178 ca. Theo Hãng tin Reuters, Bộ Y tế Singapore cho biết phần lớn số ca bệnh mới là các lao động nhập cư đang sống trong các những khu nhà dành cho công nhân. Nhiều khu trong đó đang bị cách ly vì xuất hiện những ổ dịch lớn.

Malaysia thêm 71 ca nhiễm và 2 người chết 

Trong hôm nay 23-4, Malaysia ghi nhận thêm 71 ca bệnh mới, nâng tổng số ca COVID-19 của nước này lên 5.603. Bên cạnh đó, theo Reuters, Bộ Y tế Malaysia cũng cho biết có thêm 2 người bệnh COVID-19 nước này đã chết, tổng số người chết hiện là 95.

Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin ngày 23-4 thông báo quốc gia này sẽ kéo dài giới hạn đi lại cùng những lệnh cấm nhằm chống dịch COVID-19 khác thêm 2 tuần. Các biện pháp giới hạn của Malaysia bắt đầu từ 18-3 và sẽ kết thúc vào ngày 12-5 theo quy định mới. Tuy nhiên, một số lĩnh vực đã được phép hoạt động trở lại. 

Malaysia hiện có 5.603 ca nhiễm và 95 trường hợp tử vong.

Dịch COVID-19 chiều 23-4: Việt Nam 0 ca nhiễm mới, Nhật Bản vượt mốc 12.600 ca - Ảnh 5.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Ấn Độ hơn 21.000 ca COVID-19

Theo Đài CNN, tới hôm nay 23-4, Bộ Y tế và phúc lợi gia đình Ấn Độ cho biết nước này đã có ít nhất 21.393 ca bệnh COVID-19, trong đó có 681 người chết.

Cùng với diễn biến dịch bệnh căng thẳng, Chính phủ Ấn Độ cũng đã ban hành sắc lệnh hành pháp khẩn để ngăn chặn tình trạng bạo lực xảy ra với các nhân viên y tế.

Tuần này, Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ đã khuyến cáo mọi bang trong nước không sử dụng bộ kit xét nghiệm nhanh trong hai ngày, sau khi một số bang nhận thấy chúng cho kết quả sai.

Theo Reuters, chính phủ Ấn Độ một lần nữa hối thúc các ngân hàng nhà nước tăng cho vay, đồng thời yêu cầu các ngân hàng phải thống kê chi tiết số liệu các khoản vay mới, cụ thể cả ngành công nghiệp nào.

Động thái này được đưa ra sau khi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) giảm 75 điểm cơ bản trong lãi suất nhằm bơm thêm tiền thông qua các khoản vay để hồi sinh thị trường.

Nền kinh tế Ấn Độ đang bị đe dọa bởi dịch COVID-19 khi mất đi hàng chục triệu việc làm trong vòng 40 ngày phong tỏa toàn quốc.

Nhật Bản vượt mốc 12.600 ca, Singapore hơn 11.000 ca

Bộ Y tế Nhật Bản ngày 23-4 thông báo ghi nhận thêm 422 ca mới và 10 người nữa tử vong vì COVID-19. Theo Đài CNN, với các số liệu tăng thêm này, Nhật hiện có tổng cộng 12.631 ca bệnh, trong đó có 712 ca liên quan tới du thuyền Diamond Princess. Tổng số người chết vì COVID-19 tại Nhật hiện là 300, trong đó có 13 người chết liên quan tới du thuyền nói trên.

Trong những tuần qua, số ca nhiễm corona của Nhật đã tăng vọt. Thực tế khiến dư luận lo ngại các biện pháp ứng phó dịch ban đầu của chính phủ nước này đã chưa thành công trong kiểm soát, ngăn chặn virus lây lan.

Tuần trước, một nhóm chuyên gia chính phủ cảnh báo Nhật có thể có hơn 400.000 người chết vì COVID-19 nếu không thực hiện các biện pháp ngăn chặn như giãn cách xã hội. Họ cảnh báo hầu hết các ca tử vong đó sẽ là vì thiếu máy thở.

Dịch COVID-19 chiều 23-4: Việt Nam 0 ca nhiễm mới, Nhật Bản vượt mốc 12.600 ca - Ảnh 6.

Một phụ nữ cầm tấm biển cảnh báo du khách không đi vào bãi đỗ xe công cộng trên đảo Enoshima tại Fujisawa, phía nam Tokyo, Nhật Bản ngày 23-4-2020 trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng dịch - Ảnh: REUTERS

Nhà dưỡng lão là nơi "đáng sợ nhất" ở Mỹ

Sau 2 tháng với hơn 10.000 ca tử vong, các nhà dưỡng lão đã lọt vào danh sách những nơi đáng sợ nhất trong dịch COVID-19 ở Mỹ. Đa số những nhà dưỡng lão này vẫn không thể thực hiện đủ xét nghiệm để kiểm soát dịch bệnh đang lan dần trong các cư dân già yếu của họ.

Theo hãng tin AP, cả chính quyền liên bang lẫn lãnh đạo ở các viện dưỡng đều không bắt buộc xét nghiệm đối với toàn bộ nhân viên và cư dân tại đây. 

Families for Better Care, một tổ chức ngành dưỡng lão Mỹ, cho biết chỉ 1/3 trong số 15.000 viện dưỡng lão trên khắp nước Mỹ có nguồn xét nghiệm sẵn sàng để giúp cách ly người bệnh và ngăn dịch lây lan.

Tây Ban Nha tăng hơn 4.600 ca, thêm 440 người chết trong 24 giờ

Theo hãng tin Reuters, ngày 23-4 Tây Ban Nha tăng thêm 4.635 ca bệnh mới, nâng tổng số ca bệnh lên 213.024. Trong đó, số người chết tăng thêm 440 người, nâng tổng số người chết lên 22.157.

Trung Quốc góp 30 triệu USD cho WHO chống dịch COVID-19

Hãng tin Reuters hôm nay 23-4 dẫn thông tin từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đóng góp thêm 30 triệu USD cho Tổ chức Y tế thế giới chống dịch bệnh COVID-19.

Dịch COVID-19 chiều 23-4: Việt Nam 0 ca nhiễm mới, Nhật Bản vượt mốc 12.600 ca - Ảnh 7.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Số người chết vì COVID-19 ở Đức vượt 5.000 ca

Theo Viện Robert Koch (Đức), tới hôm nay 23-4, tổng số người bệnh COVID-19 chết ở Đức đã là 5.094 người, trong đó 215 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua.

Trong khi đó, số ca nhiễm mới tăng thêm ở mức vừa phải so với nước này, thêm 2.352 ca trong 24 giờ. Tới nay đã có 3.800 người bình phục. Tổng số người bệnh COVID-19 của Đức theo số liệu của ĐH Johns Hopkins là hơn 150.000 ca.

Phát biểu hôm nay 23-4, Thủ tướng Đức Anglela Merkel nói nước Đức vẫn chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu đại dịch và sẽ phải sống với nó trong một thời gian dài. “Chúng ta chưa phải đang sống trong chặng cuối của đại dịch, mà vẫn chỉ ở giai đoạn bắt đầu”, bà Merkel phát biểu trước Hạ viện Đức.

Trong diễn biến liên quan, theo Hãng tin AFP, Chính phủ Đức hôm nay 23-4 công bố gói cứu trợ kinh tế 10 tỉ euro (10,8 tỉ USD) hỗ trợ người thất nghiệp và hỗ trợ việc cắt giảm thuế giúp doanh nghiệp vượt khó trong đại dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 chiều 23-4: Việt Nam 0 ca nhiễm mới, Nhật Bản vượt mốc 12.600 ca - Ảnh 8.

Phun tẩy trùng bên trong ga xe lửa Kiyevsky ở Matxcơva (Moscow), Nga ngày 22-4-2020 - Ảnh: REUTERS

Số ca nhiễm của Nga tiếp tục giảm sau 1 tháng giãn cách xã hội

Hôm nay 23-4, số ca bệnh COVID-19 mới của Nga tiếp tục giảm, làm tăng thêm hi vọng về việc tình hình dịch bệnh đang tốt dần lên sau gần một tháng Nga thực hiện giãn cách xã hội phòng dịch.

Theo báo Financial Times, ngày 23-4 Nga ghi nhận 4.774 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày thấp nhất trong 6 ngày qua. Số tăng thêm này tương ứng với tỉ lệ tăng 8% số ca sau khi tăng 10% ngày 22-4 và 12% ngày 21-4.

Như vậy, tổng số ca bệnh COVID-19 của Nga hiện là 62.773, trong đó có 555 người chết (tăng thêm 42 ca trong 24 giờ). Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục khẳng định tình hình dịch bệnh vẫn đang "được kiểm soát hoàn toàn".

Pháp hi vọng hầu hết các doanh nghiệp mở lại ngày 11-5

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói ông muốn mọi doanh nghiệp có thể mở lại vào thời điểm toàn quốc kết thúc phong tỏa phòng dịch ngày 11-5, nhưng các nhà hàng, quán bar vẫn sẽ đóng cửa.

Hơn 10 triệu người lao động Pháp (một nửa lực lượng lao động khối tư nhân) đang trong tình trạng thất nghiệp một phần. Phát biểu trên Đài Franceinfo hôm nay 23-4, ông Le Maire nói ngày mở lại kinh tế sẽ khác nhau giữa các khu vực, căn cứ vào tình trạng "sức khỏe" mỗi vùng.

Dịch COVID-19 chiều 23-4: Việt Nam 0 ca nhiễm mới, Nhật Bản vượt mốc 12.600 ca - Ảnh 9.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Dịch COVID-19 sáng 23-4: Việt Nam tiếp tục 0 ca mới, WHO nói Dịch COVID-19 sáng 23-4: Việt Nam tiếp tục 0 ca mới, WHO nói 'cuộc chiến chống corona còn dài'

TTO - Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới và hiện chỉ có 45 ca còn điều trị. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo vẫn còn 'một chặng đường dài' trong cuộc chiến chống dịch bệnh khi số ca tử vong toàn cầu vượt 183.000.

D. KIM THOA - LAN ANH - NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên