07/07/2025 14:33 GMT+7

Đề xuất thành lập quỹ chống hàng giả để mua hàng, chống hàng giả bảo vệ hàng thật

Đại biểu đề xuất thành lập quỹ chống hàng giả, sử dụng tiền quỹ để mua hàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đề xuất thành lập quỹ chống hàng giả để mua hàng, chống hàng giả bảo vệ hàng thật - Ảnh 1.

Đại biểu trao đổi ý kiến tại Hội nghị chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đó là đề xuất được đưa ra tại Hội nghị chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới do Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) tổ chức tại Đà Nẵng ngày 7-7.

Trích phần % từ tiền xử lý hàng giả làm quỹ 

Đây là hội nghị thu hút nhiều sự quan tâm sau tháng triển khai cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo ông Hoàng Ninh, phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), đơn vị này cùng các cơ quan chức năng vừa qua đã yêu cầu đóng cửa hơn 11.000 cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử do vi phạm các chính sách liên quan.

Việc làm giả, làm nhái hàng hóa trên các sàn thương mại thường xuyên xảy ra. Do vậy ông Ninh đề xuất có thể cân nhắc thành lập quỹ chống hàng giả: "Nguồn quỹ này để các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ chống hàng giả có thể chi tiền mua hàng để có căn cứ kiểm tra, xử lý nếu đó là hàng giả".

Nhiều đại biểu đồng tình cho rằng đây có thể là phương pháp để củng cố chứng cứ xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng trên mạng.

Chủ trì hội nghị, ông Trần Đức Đông, phó chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, yêu cầu tham khảo thêm một số mô hình tại các nước, thì ông Ninh cho biết hiện nay Trung Quốc đã thành lập quỹ này.

Nhà nước có thể trích % trong số tiền thu được vào ngân sách trong quá trình xử lý các vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… để đóng vào quỹ.

chống hàng giả - Ảnh 2.

Lực lượng quản lý thị trường tại Đà Nẵng kiểm tra một cửa hiệu trên phố chuyên bán cho khách du lịch - Ảnh: QLTT

Không hàng hóa nào hàng giả không "chạm" tới

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang lan rộng trên thế giới.

Trong nước, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được sản xuất quy mô lớn có dấu hiệu tăng dần, được mua bán công khai, lộ liễu, gần như thách thức các cơ quan chức năng.

Khác với trước đây, hàng giả chỉ xuất hiện đối với một số nhóm sản phẩm như thời trang, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm, thì hiện nay hàng giả xuất hiện trong hầu hết các ngành, đặc biệt là dược phẩm, thực phẩm chức năng, rượu bia, thuốc lá, linh kiện điện tử, vật tư nông nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy...

Có thể nói, tất cả các sản phẩm hàng hóa đều có nguy cơ bị làm giả.

Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, 6 tháng đầu năm 2025, các lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra, xử lý 50.419 vụ liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giảm 21,45% so với cùng kỳ năm 2024.

Riêng trong tháng cao điểm từ 15-5 đến 15-6, lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra, xử lý 10.437 vụ. Thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1.278 tỉ đồng, khởi tố hình sự 204 vụ, 382 đối tượng bị khởi tố.

Đề xuất thành lập quỹ chống hàng giả để mua hàng, chống hàng giả bảo vệ hàng thật - Ảnh 4.'Kiểm tra, xử lý hàng giả rất gian nan, mới đến chợ đã bị theo dõi'

"Thực tế cho thấy, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trên thị trường rất gian nan. Có những lần chúng tôi đến các chợ, chưa kịp kiểm tra đã bị theo dõi. Ngay từ cổng chợ đã có người bám sát, thông báo qua Zalo, camera khắp nơi".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên