So với ngày 27-10, số trẻ nhập viện tăng thêm chín trường hợp. Hiện chỉ có huyện Tân Phú Đông chưa ghi nhận trẻ nhập viện sau tiêm. Huyện Cai Lậy có số trẻ nhập viện nhiều nhất với 21 trẻ.
Tuy nhiên, sau kết quả kiểm tra, đánh giá của Viện Pasteur TP.HCM và diễn biến trẻ nhập viện sau tiêm, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa có văn bản báo cáo và đề nghị Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, Viện Pasteur TP.HCM cho huyện Cai Lậy tiếp tục tiêm văcxin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, sở yêu cầu các huyện tăng cường cán bộ tiêm chủng cho các xã, phường; tăng cường nhân lực khám, theo dõi, xử trí các phản ứng sau tiêm.
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang đã tạm ngưng tiêm văcxin Quinvaxem tại huyện Cai Lậy lúc 13g30 ngày 25-10, đồng thời cho thu hồi toàn bộ văcxin này ở các trạm y tế về kho văcxin của Trung tâm Y tế huyện Cai Lậy chiều cùng ngày để bảo quản. Lô văcxin Quinvaxem sử dụng có liên quan đến nhiều trẻ nhập viện có số 1453188, hạn dùng tháng 2-2016, nước sản xuất: Hàn Quốc. Kết quả điều tra các trường hợp nhập viện cho thấy đa số trẻ tiêm văcxin Quinvaxem lần đầu tiên. Sau khi tiêm từ 1-3 giờ thì xuất hiện các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau nhiều tại chỗ tiêm; một số trẻ bỏ bú, khóc dai dẳng, co giật, tím tái toàn thân. Đa số trẻ nhập viện đều đã xuất viện. Riêng hai bé N.T.N. và N.T.B.T. ở huyện Cai Lậy do khó thở nên phải thở oxy trong một giờ.
Sở Y tế cũng xác nhận số lượng trẻ có phản ứng sau tiêm trong đợt tái sử dụng văcxin Quinvaxem lần này (tạm ngưng hồi tháng 5-2013) nhiều hơn các đợt tiêm trước đây.
___________
Tin bài liên quan:
Trẻ nhập viện sau tiêm văcxin Quinvaxem ở Tiền Giang tăng 19 trẻ nhập viện sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem tại Tiền GiangChưa có kết luận nguyên nhân gây tử vongCó sai sót khi tiêm văcxin QuinvaxemVẫn tiếp tục dùng Quinvaxem
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận