22/09/2013 06:25 GMT+7

Dạy con trẻ làm người tử tế

* Ông Mark Ashwill là giám đốc điều hành Công ty TNHH Capstone VN - công ty chuyên cung cấp các giải pháp giáo dục - đào tạo cho
* Ông Mark Ashwill là giám đốc điều hành Công ty TNHH Capstone VN - công ty chuyên cung cấp các giải pháp giáo dục - đào tạo cho

TT - Trước hết tôi phải nói rằng tôi đồng ý với mọi điểm trong lá thư mà PGS Văn Như Cương gửi phụ huynh học sinh của Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cách đây vài tuần khi năm học bắt đầu.

eoFE3JYN.jpg
Ông Mark Ashwill - Ảnh do nhân vật cung cấp

Khi mới tới VN cách đây tám năm, tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều em tuy còn nhỏ nhưng cuộc sống đã bị “lập trình thái quá” và đầy căng thẳng vì phải hoàn thành một danh sách dài các lớp học thêm và các hoạt động ngoại khóa. Những trẻ bị quá tải không còn thời gian để làm trẻ con nữa, không được chơi với các bạn khác hoặc đôi lúc tự chơi một mình.

Tại sao việc vui chơi lại quan trọng với trẻ dù chúng bao nhiêu tuổi? Bởi nhờ các hoạt động vui chơi mà chúng có thể phát triển nhận thức, thể chất, tinh thần và kỹ năng xã hội. Chính những khoảng thời gian đó sẽ giúp trẻ em có cơ hội dùng trí tưởng tượng, học cách giải quyết vấn đề và xây dựng các kỹ năng xã hội cho riêng mình.

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng mình đang cố hết sức để dành những điều “tốt đẹp nhất” cho con cái, nhưng điều “tốt đẹp nhất” ấy cần bao gồm cả việc giúp con cái sống một cuộc sống cân bằng giữa trí tuệ, đạo đức, thể chất và tinh thần. Tôi liên tưởng tới lý thuyết về trí thông minh đa dạng (multiple intelligences) của TS Howard Gardner - giảng viên ĐH Harvard. Nó bao gồm trí thông minh về thị giác - không gian, cơ thể - vận động, âm nhạc, giao tiếp, nội tâm, ngôn ngữ và logic - toán học.

Tất cả chúng ta đều có những năng khiếu và “trí thông minh” khác nhau. Cái khó là làm sao nhận ra và phát triển được các trí thông minh ấy. Tôi nghĩ có một bài học cần rút ra là chúng ta phải khuyến khích trẻ em khám phá và tìm hiểu trí thông minh của mình, không nên ép chúng làm những gì mà chúng không có hoặc không có nhiều năng khiếu. Như thế chẳng khác nào cố chèn một miếng gỗ vuông vào một cái lỗ tròn.

Chúng ta cũng nói nhiều đến chương trình học quá tải khiến cả thầy cô lẫn học trò đều không còn thời gian cho những hoạt động ngoại khóa.

Tôi cho rằng toàn bộ chương trình 12 năm học cần phải được đánh giá lại. Điều đáng mừng là nghe nói Bộ Giáo dục - đào tạo đang làm điều này. Có lẽ đây chính là cơ hội để tạo ra không gian cần thiết trong chương trình giảng dạy theo hướng tạo thêm cơ hội cho trường học tập trung vào phát triển kỹ năng mềm tùy theo lứa tuổi học sinh.

Các kỹ năng mềm này có liên quan tới chỉ số cảm xúc (EQ - emotional intelligence quotient), tức là những đặc điểm cá tính giúp người này tương tác hiệu quả với người kia.

Những kỹ năng đó bao gồm thái độ cư xử, kỹ năng giao tiếp, thương lượng và giải quyết mâu thuẫn, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, tư duy chiến lược, xây dựng nhóm... Tôi cho rằng việc phát triển kỹ năng mềm là trách nhiệm của cả cha mẹ lẫn hệ thống giáo dục.

Một mặt, trường học có vai trò chủ chốt trong việc tạo ra nền giáo dục cân bằng và giúp học sinh có những kỹ năng xã hội phù hợp.

Mặt khác, tôi cho rằng phần lớn trách nhiệm nuôi dạy nên những đứa con hạnh phúc nằm trên đôi vai của cha mẹ và những người khác trong gia đình. Nhà trường hay bị đổ lỗi nhưng tôi cho rằng điều đó không xác đáng. Một trong những vai trò quan trọng và đáng quý nhất mà một con người có thể có chính là làm cha mẹ. Theo tôi, phụ huynh cần phải dành nhiều thời gian hơn để dạy dỗ con cái, hướng dẫn, ủng hộ, yêu thương chúng vô điều kiện và khi cần phải đưa chúng vào kỷ cương nhằm giúp chúng trở thành người tử tế và công dân tốt.

* Malcolm Duckett(giáo viên Trường quốc tế Việt - Úc, Hà Nội):

Kỹ năng mềm không phải là bài học xa xỉ

Fxd3fmeN.jpg
Thầy Malcolm Duckett trong giờ lên lớp ở Trường Việt - Úc (Hà Nội) - Ảnh do nhân vật cung cấp

Là giáo viên, tôi thấy lần nào bước vào một lớp học mà các em học sinh có được những kỹ năng xã hội tốt thì lần đó bài giảng luôn hiệu quả hơn và học sinh cũng nhận được nhiều hơn từ bài giảng. Tôi nhận thấy những học sinh biết cách làm việc nhóm, cư xử lịch sự với bạn bè và thầy cô, quan tâm đến người khác và có trách nhiệm với việc mình làm là những học sinh có bản lĩnh vững vàng hơn và tâm lý cân bằng hơn.

Tại Trường Việt - Úc, tôi tham gia tổ chức câu lạc bộ cờ bàn (boardgame). Nhờ việc tham gia những hoạt động như câu lạc bộ thể thao, chơi cờ, tập nhạc, đóng kịch... các em có cơ hội phát huy tính sáng tạo, học cách làm việc nhóm và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Các em cũng học được tư duy phản biện, sự kiên nhẫn... Tất cả điều đó sẽ có ích với các em bằng cách này hay cách khác trong học tập và cuộc sống sau này.

Theo tôi, nếu chú tâm thì cả giáo viên lẫn cha mẹ đều có cơ hội dạy con trẻ những kỹ năng mềm cần có. Để làm được điều đó, chúng ta không cần giáo trình cao siêu, không cần thiết bị đắt tiền, không cần công nghệ cao... chỉ cần chú tâm và coi học sinh - con cái là trọng tâm của việc dạy dỗ, chúng ta sẽ dạy được cho trẻ những gì các em cần có để làm hành trang vào đời.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Dạy con là dạy mình Từ chuyện "mẹ Hổ", đi tìm cách dạy con trẻ ViệtPGS Văn Như Cương gửi "tâm thư" bàn về cách dạy con - Giáo dục ...Đừng dạy con như thế! Dạy gì cho một đứa trẻ?

* Ông Mark Ashwill là giám đốc điều hành Công ty TNHH Capstone VN - công ty chuyên cung cấp các giải pháp giáo dục - đào tạo cho
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên