31/03/2023 16:00 GMT+7

Đặt tiệc dễ thở hơn với lời giải 'Công nghệ + F&B'

Lê thê, phức tạp, đau đầu… là nỗi ám ảnh thường được nhân viên văn phòng nhắc đến khi phụ trách đặt tiệc hay đặt thức ăn cho sự kiện của công ty: dò giá nhiều bên, mỏi mòn chờ báo giá, khó so sánh menu, thắc mắc hóa đơn, lo lắng chất lượng món…

Video: SƠN TRANG - ANH THƯ - TÔN VŨ

Đặt tiệc dễ thở hơn với lời giải Công nghệ + F&B - Ảnh 1.

Thao tác đặt dịch vụ ăn uống cho công ty tiện lợi hơn nhờ hệ thống công nghệ của PITO - Ảnh: THẢO TRẦN

Với nền tảng công nghệ của PITO, tất cả thao tác trên rút ngắn chỉ còn khoảng 15 phút.

PITO là từ ghép chữ cái đầu của cụm từ “Party In The Office” (tạm dịch: Tiệc tại văn phòng) - một start-up do những thành viên 8X-9X sáng lập và vận hành.

Hiện nay, PITO là cái tên được cộng đồng người làm HR (nhân sự), admin văn phòng, chuyên viên hành chính, công đoàn… gọi vui là “nơi có mọi loại tiệc, mọi dịch vụ ăn uống cho công ty”.

Giấc mơ “marketplace” từ bếp nhà hàng gà nướng Pháp

Đặt tiệc dễ thở hơn với lời giải Công nghệ + F&B - Ảnh 2.

Những bữa tiệc, hoạt động ăn uống tại văn phòng giúp gắn kết nhân viên hiệu quả - Ảnh: THẢO TRẦN

Tiền thân của PITO - Nền tảng đặt dịch vụ ăn uống tận nơi cho doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam - là một nhà hàng. 

Phạm Đông Huy (sinh năm 1983), Founder & CEO PITO nhớ lại: “Ra đời tình cờ vào năm 2017, PITO là một thương hiệu nhánh của Bistro Cocorico - Gà Rotisseries chuyên phục vụ buffet nhanh tận nơi. 

Năm 2018, PITO phát triển thành một đơn vị cung ứng đồ ăn với bếp chuyên nghiệp, tập trung phục vụ tiệc cho doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng đặt tiệc tăng cao, vượt xa khả năng phục vụ của một bếp catering thông thường”.

Sớm nhận thấy nhu cầu lớn từ khách hàng và bằng “tình yêu dành cho ẩm thực”, Đông Huy mong muốn được chia sẻ sự thành công này với những đối tác là nhà hàng, caterer khác. 

Mô hình kinh doanh mới là PITO ra đời, với mục tiêu trở thành “marketplace” đầu tiên trong lĩnh vực F&B dành cho công ty, doanh nghiệp (marketplace là mô hình thương mại điện tử trung gian, kết nối giữa người bán và người mua). 

Hiện nay, PITO cung cấp 3 nhóm giải pháp dịch vụ được thiết kế dành cho doanh nghiệp: PITO Catering (tiệc nhanh tận nơi, tiệc tea break, buffet, finger food…); PITO Xpress (đặt giao nhận các party set và combo cho nhóm đồng nghiệp) và PITO Cloud Canteen (đặt cơm trưa hằng tuần, hằng tháng với menu chuẩn nhà hàng).

Công nghệ: Chìa khóa “thay sức người”, tạo sức bật phát triển

Đặt tiệc dễ thở hơn với lời giải Công nghệ + F&B - Ảnh 3.

Những bữa tiệc, hoạt động ăn uống tại văn phòng giúp gắn kết nhân viên hiệu quả - Ảnh: THẢO TRẦN

Huỳnh Vũ Duy (sinh năm 1993, COO - giám đốc vận hành của PITO) nhớ lại sự vất vả của một bạn chuyên viên khách hàng trong giai đoạn đầu hình thành PITO trước những câu hỏi: Happy Hour có thể ăn uống gì? Đặt tea break cho hội nghị tổng kết quý chi phí bao nhiêu? Cơm văn phòng mỗi ngày cho công ty có cách nào đổi menu đỡ ngán không?... 

Không “đầu hàng”, nhóm bạn trẻ quyết tâm chuyển mình, phát huy thế mạnh công nghệ vào việc tư vấn, chăm sóc khách hàng - đối tác, quản lý đơn hàng… 

Nguyễn Thị Yến Trinh (sinh năm 1995) - trưởng bộ phận phát triển nền tảng công nghệ của PITO - cho biết: “Trên hành trình “công nghệ hóa” các giải pháp dịch vụ của PITO, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng là những bài học quý, đặc biệt là việc tạo nên các nhóm chức năng nhằm tối ưu trải nghiệm của người dùng”. 

Cô dẫn chứng: Chỉ tính riêng với nhóm dịch vụ đặt tiệc PITO Catering, trong thực tế sẽ có rất nhiều loại tiệc, mỗi loại tiệc có rất nhiều thực đơn, nhiều khung giá, nhiều đối tác thực hiện… Đội ngũ kỹ thuật, lập trình viên phải nghiên cứu sâu về hành vi, thói quen và yêu cầu của khách hàng cũng như đối tác để từ đó xây dựng hệ thống đáp ứng càng đầy đủ các tính năng càng tốt. 

Hay dịch vụ PITO Xpress gặp khó ở việc giúp người dùng hiểu được sự khác biệt so với các ứng dụng đặt món cá nhân, và thuyết phục họ thử trải nghiệm. 

Đặt tiệc dễ thở hơn với lời giải Công nghệ + F&B - Ảnh 4.

Đội ngũ phát triển sản phẩm công nghệ của PITO giới thiệu về giai đoạn Mở bán sớm của Giải pháp đặt ăn trưa cho công ty - PITO Cloud Canteen

“Chung nhịp đập” cùng cộng đồng

Quan niệm “thức ăn gắn kết mọi người, mọi nền văn hóa với nhau” luôn là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của PITO, thôi thúc nhóm bạn trẻ “chung nhịp đập” cùng khách hàng, đối tác và cộng đồng để phát triển những dịch vụ độc đáo, có giá trị xã hội cao vào từng thời điểm cụ thể. 

Trong giai đoạn bùng phát dịch COVID-19, giống như nhiều đơn vị khác tại TP.HCM, PITO không tránh khỏi những biến động. Tuy vậy, bằng sự linh hoạt thích ứng, ngay từ những góc làm việc work-from-home, nhóm bạn nhanh chóng tìm thấy “ánh sáng cuối đường hầm”: thay vì cung cấp dịch vụ tiệc trong trạng thái bị động và hầu như rất khó có đơn vị tổ chức ở thời điểm ấy, PITO lập tức lên ý tưởng phát triển dịch vụ cơm văn phòng “3 tại chỗ” - cơm văn phòng “bình thường mới” cho các công ty. 

Công ty còn phát động tổ chức chương trình “Tiếp sức tiền tuyến” làm “hậu phương” hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch bằng những phần cơm, nước uống dinh dưỡng giao vào các điểm nóng Gò Vấp, Tân Bình, Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM…

“Cú hích” từ những trải nghiệm trong một giai đoạn khó quên của cả xã hội đã khiến đội ngũ PITO mạnh mẽ hơn, thích ứng nhanh chóng hơn và sáng tạo đột phá hơn nhằm hoàn thiện bộ 03 giải pháp dịch vụ ăn uống tận nơi tiên phong dành cho doanh nghiệp: PITO Catering, PITO Xpress, PITO Cloud Canteen và kế hoạch phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Gần 1.000 start-up tham gia Tuổi Trẻ Start-Up Award

Qua 4 mùa, Tuổi Trẻ Start-Up Award đã nhận được gần 1.000 start-up từ các kênh gởi về. Qua các vòng: sơ loại từ khâu nhận hồ sơ, vòng thẩm định và đi thực tế của phóng viên, vòng sơ kết của ban tổ chức, đã có hơn 200 start-up lọt vào vòng chung kết.

Ở 3 mùa giải trước, số lượng start-up xuất sắc đi đến vòng chung kết là 150. Trong đó, số lượng start-up tiêu biểu đã được vinh danh từ 3 mùa trước là 70, trong đó có 2 start-up được hội đồng thẩm định bình chọn thêm để trao giải đặc biệt, với giá trị 100 triệu đồng/giải.

Ngoài việc được trao hỗ trợ và được vinh danh trong gala, các start-up khi được đăng trên mặt báo cũng cho biết đã nhận được rất nhiều kết nối từ đối tác, khách hàng, đặc biệt là các nhà đầu tư...

Năm nay, sẽ có khoảng 25-30 câu chuyện khởi nghiệp nổi bật được chọn để giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ (online hoặc báo giấy, truyền hình Tuổi Trẻ, fanpage…) từ tháng 3 đến tháng 5-2023. Ban tổ chức sẽ chọn một số start-up tiêu biểu để hỗ trợ một khoản kinh phí với sự đồng hành của các đơn vị, như: VinaCapital, FE Credit, No.1, Thái Bình Group, IDICo, Volvo, Tín Nghĩa Corp., Saigontourist Group, Sân Golf Thủ Đức..., trong đó tiếp tục có 1 suất hỗ trợ đặc biệt dành cho start-up được hội đồng thẩm định bình chọn, trị giá 100 triệu đồng, từ GIBC.

Các start-up, nhóm bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp hay và có tính thực tế cao, ứng dụng công nghệ, tạo lợi thế cạnh tranh, vận dụng AI, có tính bền vững, đóng góp cho cộng đồng, có giải pháp xanh, hướng đến môi trường... hoặc bạn đọc có các câu chuyện thiết thực phía sau những chân dung khởi nghiệp, từ hôm nay có thể gửi bài viết tự giới thiệu, những câu hỏi liên quan về địa chỉ email: tuoitrestartupaward@tuoitre.com.vn.

MINH HUỲNH

Đặt tiệc dễ thở hơn với lời giải Công nghệ + F&B - Ảnh 6.

Hành trình mang cà phê Việt đến ÚcHành trình mang cà phê Việt đến Úc

Cô gái đã cùng ba đi đến những vùng trồng cà phê nổi tiếng trong nước, tự mình lựa chọn từng hạt cà phê để mang đến Úc với khát khao quảng bá thương hiệu cà phê Việt ra nước ngoài.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên