Một người tử vong và 10 người phải thở máy ở Quảng Nam do ngộ độc thực phẩm bởi độc tố botulinum sau khi ăn cá chép muối ủ chua. Trước đó, cuối năm 2020 cũng xảy ra vụ ngộ độc tương tự mà món ăn gây ngộ độc là pate chay.
Điều này cho thấy món chay và mặn bảo quản không đúng cách đều có nguy cơ phát sinh botulinum và gây độc.
Người ngộ độc botulinum tình trạng rất nặng, yếu cơ, liệt, nhiều trường hợp phải thở máy và tử vong. Để giải độc tố này cần loại thuốc rất hiếm, giá 6.000 - 8.000 USD/lọ.
Hiện chưa có nhiều người biết botulinum phát sinh như thế nào, thường gặp trong thực phẩm nào? Làm sao phòng tránh?
Ngoài botulinum còn có những độc tố nguy hiểm nào trong thức ăn mà người dân cần phải đề phòng? Có chuyện các món ăn "kỵ" nhau và phải tránh ăn chung bữa, tránh bệnh tật?
Hiện nhiều gia đình vẫn chuộng thức ăn ủ chua nhà làm, như dưa cà muối chua, măng chua, thịt chua... Họ cần lưu ý gì để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm nói chung, nhất là trong mùa hè thực phẩm dễ ôi thiu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ?
Để giải đáp những câu hỏi này, Tuổi Trẻ Sao tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến "Thực phẩm nào có nguy cơ phát sinh botulinum, phòng tránh thế nào?", từ 14-16h ngày 24-3.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi xin gửi tới các khách mời:
- Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.
- TS.BS Vũ Đình Thắng, trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhân dân 115.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận