Thứ 7, ngày 27 tháng 2 năm 2021
Dân Philippines 'la làng' vì đội tàu bắt sò tai tượng của Trung Quốc
TTO - Ngư dân Philippines bày tỏ lo ngại khi Trung Quốc phớt lờ lời phản đối của nước này về vấn đề các tàu Trung Quốc tràn xuống Biển Đông bắt sò tai tượng, phá hủy môi trường biển nghiêm trọng.

Hình ảnh của Hải quân Philippines công bố tháng 4-2012 cho thấy lực lượng chức năng Philippines kiểm tra một tàu cá Trung Quốc chất đầy sò tai tượng sau khi bị chặn lại ở bãi cạn Scarborough. Bãi cạn này sau đó bị Trung Quốc chiếm và kiểm soát - Ảnh: Hải quân Philippines
Ngày 14-6, một nhóm ngư dân Philippines bày tỏ lo ngại khi Bắc Kinh phớt lờ lời phản đối từ Manila, theo đó yêu cầu các tàu Trung Quốc dừng ngay hoạt động khai thác sò tai tượng ở khu vực bãi cạn Scarborough nơi cả Philippines và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền.
Ông Nards Cuaresman - người đứng đầu một nhóm ngư dân tại thị trấn Masinloc thuộc tỉnh Zambales của Philippines giáp với Biển Đông - nói chính lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đã sử dụng các máy cào cỡ lớn lắp trên các tàu nhỏ để phá lớp san hô bên trên và đào sâu vào một khu vực rộng 150km2.
Sau đó, những con sò tai tượng nằm dưới biển sẽ được đưa lên một tàu mẹ lớn hơn.
"Họ cũng sử dụng một loại búa chuyên dùng dưới nước, phá lớp san hô chỉ để bắt sò tai tượng. Nếu chính phủ không làm gì đó để can thiệp thì trong 2 năm tới, tất cả san hô và sò tai tượng (ở bãi cạn Scarborough) sẽ biến mất" - báo South China Morning Post dẫn cảnh báo của ông Cuaresman.
Vị này cho biết mặc dù đầu năm nay, Philippines đã gửi công hàm ngoại giao phản đối, lực lượng dân quân biển Trung Quốc vẫn tiếp tục khai thác sò tai tượng ở bãi cạn Scarborough.
Hơn nữa, ông Cuaresma cho biết trái với những gì chính phủ Trung Quốc hứa hẹn, ngư dân địa phương Philippines hiện vẫn không thể đánh bắt tự do ở bãi cạn Scarborough khi cảnh sát biển Trung Quốc thường xuyên "ngăn chặn và quấy rối" họ.
Bãi cạn Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km, vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý thuộc yêu sách Philippines, song đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 2012.
Ông Jay Batongbacal - giám đốc Viện các vụ hàng hải và luật biển thuộc Đại học Philippines - cho biết những con sò tai tượng đã được Philippines thả xuống khu vực bãi cạn Scarborough vào thập niên 1980, trong khi các tàu cá Trung Quốc bắt đầu khai thác vào năm 2003.
Thông thường người Trung Quốc sẽ bỏ đi phần thịt của sò tai tượng và chỉ giữ phần vỏ. Từ bãi cạn Scarborough, người Trung Quốc chuyển các vỏ sò tai tượng tới tỉnh Hải Nam, nơi người ta sẽ mua lại và khắc thành các món hàng bắt mắt.
"Đó là một sự thay thế cho ngà voi. Một số vỏ sò tai tượng còn được dùng làm đồ trang sức" - ông Batongbacal giải thích về việc khai thác sò tai tượng ồ ạt của tàu Trung Quốc ở Biển Đông.
-
TTO - Sáng 27-2, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt thân mật các nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên ủy viên Trung ương Đảng khóa XII không tái cử khóa XIII.
-
TTO - "Nhà tôi có người già khó ngủ, nhiều nhà trong khu này có trẻ nhỏ mà họ hát karaoke dai dẳng. Mấy ngày lễ, tết có khi hát đến 12h, 1h sáng. Họ hát cho họ vui mà mình mệt", một người dân tại quận Tân Bình (TP.HCM) bức xúc về tiếng ồn karaoke.
-
TTO - Giá vàng thế giới vừa giảm thêm 35 USD/ounce và kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ở mức 1.735,6 USD/ounce vào hôm nay 27-2. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 48,4 triệu đồng/lượng.
-
TTO - Khoảng 21h, cả hai người đã vượt biên trót lọt đến thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) và thuê khách sạn để nghỉ lại. Cả hai đều không ngờ khi vừa đặt chân đến khu vực biên giới đã bị 'tai mắt' của người dân phát hiện.
-
TTO - 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đồng thời nộp đơn xin nghỉ việc từ ngày 25-1-2021.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận