24/07/2021 13:36 GMT+7

Đảm bảo mỗi hộ nghèo có ít nhất một việc làm bền vững

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng cần giúp người nghèo cần câu hơn là con cá, xây dựng căn nhà hỗ trợ nhưng quan trọng hơn là hướng dẫn sản xuất.

Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất, chiều 23-7, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. 

Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung cho hay chương trình có tổng nguồn vốn 75.000 tỉ đồng, gồm 6 dự án: hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, phát triển mô hình giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm, truyền thông và nâng cao năng lực giám sát...

Trong báo cáo thẩm tra của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng để giảm nghèo đa chiều thực sự bền vững, phải giảm tỉ lệ tái nghèo, hộ nghèo phát sinh. 

Do vậy, chương trình cần có các giải pháp thoát nghèo bền vững, đủ sức chống chịu, vượt qua các thách thức của thiên tai, dịch bệnh như thông qua tạo việc làm cho người nghèo, đảm bảo mỗi hộ nghèo có ít nhất một việc làm bền vững...

Tuy nhiên, bà Thúy Anh cho rằng một số dự án, tiểu dự án được xây dựng trong chương trình có sự trùng lặp về nội dung thực hiện tại cùng địa bàn nông thôn do chưa làm rõ chính xác đối tượng, địa bàn, chưa cụ thể hóa nội dung hỗ trợ, đầu tư. 

Việc tách bạch chương trình xây dựng nông thôn mới với chương trình giảm nghèo có thể dẫn tới một số nội dung đầu tư manh mún, nhỏ giọt, không đảm bảo tính bền vững, kém hiệu quả.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng mục tiêu phấn đấu có ít nhất 60% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là khó khả thi, đề nghị điều chỉnh mục tiêu xuống còn 40%.

Thảo luận tại tổ, đại biểu Trương Xuân Cừ, phó chủ tịch Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam, cho rằng quan trọng nhất là tạo sinh kế cho người dân, nhưng làm sao để đào tạo bồi dưỡng con người để có được sinh kế là vấn đề lớn. Đơn cử như việc đào tạo công nhân xuất khẩu lao động, mặc dù rất quyết tâm nhưng không đơn giản.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng cần giúp người nghèo cần câu hơn là con cá, xây dựng căn nhà hỗ trợ nhưng quan trọng hơn là hướng dẫn sản xuất. Vì vậy, cần tập trung hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh làm ăn, nâng cao trình độ học vấn. 

"Nghèo chính là ở chỗ học vấn thấp. Tôi nói, nông thôn gia đình nghèo nhưng người ta tập trung lo cho con tốt nghiệp cấp III là thoát nghèo. Nâng cao dân trí, trình độ học vấn chính là mấu chốt của thoát nghèo" - ông Mẫn nhấn mạnh.

Công bố tổng thư ký, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã trao các nghị quyết của Quốc hội đối với chức danh tổng thư ký Quốc hội; chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội và tổng Kiểm toán Nhà nước.

vna_potal_chu_tich_quoc_hoi_vuong_dinh_hue

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao nghị quyết của Quốc hội đối với chức danh tổng thư ký Quốc hội, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội và tổng Kiểm toán Nhà nước - Ảnh: TTXVN

Theo đó, các chức danh thuộc cơ cấu của Quốc hội khóa XV gồm: Tổng thư ký Quốc hội: ông Bùi Văn Cường; Hội đồng Dân tộc: chủ tịch là ông Y Thanh Hà Niê K'đăm; Ủy ban Pháp luật: chủ nhiệm là ông Hoàng Thanh Tùng; Ủy ban Tư pháp: chủ nhiệm là bà Lê Thị Nga; Ủy ban Kinh tế: chủ nhiệm là ông Vũ Hồng Thanh; Ủy ban Tài chính - ngân sách: chủ nhiệm là ông Nguyễn Phú Cường; Ủy ban Quốc phòng và an ninh: chủ nhiệm là thiếu tướng Lê Tấn Tới; Ủy ban Văn hóa, giáo dục: chủ nhiệm là ông Nguyễn Đắc Vinh; Ủy ban Xã hội: chủ nhiệm là bà Nguyễn Thúy Anh; Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường: chủ nhiệm là ông Lê Quang Huy; Ủy ban Đối ngoại: chủ nhiệm là ông Vũ Hải Hà; Tổng Kiểm toán Nhà nước là ông Trần Sỹ Thanh; Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: trưởng ban là bà Nguyễn Thị Thanh và Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: trưởng ban là ông Dương Thanh Bình.

T.LONG

Làm thế nào cấp điện thoại thông minh cho 550.000 hộ nghèo nơi chưa có sóng? Làm thế nào cấp điện thoại thông minh cho 550.000 hộ nghèo nơi chưa có sóng?

TTO - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đưa ra mục tiêu hỗ trợ điện thoại thông minh cho 550.000 hộ nghèo ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ủy ban Xã hội yêu cầu làm rõ tính khả thi.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên