27/09/2021 12:01 GMT+7

Đắk Lắk phát hiện 40 viên chức sử dụng bằng giả, bằng 'chưa hợp lệ'

TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

TTO - Qua kiểm tra, ngành chức năng phát hiện 20 giáo viên tại Đắk Lắk sử dụng bằng giả và 20 trường hợp sử dụng bằng cao đẳng, đại học chưa hợp lệ.

Đắk Lắk phát hiện 40 viên chức sử dụng bằng giả, bằng chưa hợp lệ - Ảnh 1.

Nhiều giáo viên, viên chức tại Đắk Lắk sử dụng bằng giả, không hợp lệ - Ảnh minh họa

Sáng 27-9, lãnh đạo Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết đang hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý hàng chục trường hợp sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả và bằng đại học, cao đẳng không hợp lệ.

"Việc xác minh tại cơ sở cấp bằng xác nhận những người liên quan sử dụng bằng giả, bằng chưa hợp lệ. Hiện cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra, làm việc với những người liên quan để xử lý theo quy định", lãnh đạo Phòng An ninh chính trị nội bộ nói.

Trước đó, Phòng An ninh chính trị nội bộ tổ chức kiểm tra, phát hiện 20 trường hợp sử dụng bằng giả và bằng không hợp lệ tại một số trường học, cơ quan ở huyện Cư Kuin.

Qua đấu tranh bước đầu, những người liên quan thừa nhận sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để nhập học, lấy bằng cao đẳng, đại học để đi làm tại các trường học.

Do muốn có việc làm với thu nhập ổn định, những trường hợp này đã liên hệ nhờ người làm giả bằng tốt nghiệp THPT. Sau đó nộp hồ sơ xin lên cấp học cao hơn rồi lấy bằng đi tìm việc làm. Trong số này, những người vi phạm chủ yếu là giáo viên đang dạy học tại các trường trên địa bàn huyện.

Theo lãnh đạo Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Đắk Lắk), những người sử dụng bằng giả, bằng không hợp lệ gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan, tổ chức nhà nước; gây bất công bằng trong cán bộ, công chức, viên chức và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công việc.

Mượn bằng để đi học, rồi đi dạy suốt 25 năm

Trước đó, UBND TP Buôn Ma Thuột đã có quyết định buộc thôi việc, xử phạt hành chính người mới học hết lớp 8 nhưng mượn bằng cấp 3 của người khác rồi "mượn tên" người này đi học và đi dạy suốt 25 năm nay.

Theo hồ sơ của cơ quan chức năng, bà Lê Thị Ngọc Châu tên thật Lê Thị Nga, sinh ngày 12-5-1975, quê quán thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa, trình độ 8/12.

Trong khi đó, bà Lê Thị Ngọc Châu (thật) sinh ngày 2-2-1972, trình độ văn hóa 12/12, là hàng xóm để hợp thức hóa hồ sơ cho bà Nga đi học Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa vào năm 1992.

Từ bằng cấp 3 mượn này, bà Châu (giả) đi học rồi đi xin việc, làm giáo viên tại Đắk Lắk suốt 25 năm mới bị phát hiện.

Người mới học hết lớp 8 mượn bằng để đi học, đi dạy bị phạt 4 triệu đồng Người mới học hết lớp 8 mượn bằng để đi học, đi dạy bị phạt 4 triệu đồng

TTO - UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã có quyết định xử phạt người mới học hết lớp 8 nhưng mượn bằng cấp 3 của người khác rồi ‘mượn tên’ người này đi học và đi dạy suốt 25 năm nay…

TRUNG TÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên