Ảnh: REUTERS / KIM KYUNG HOON.
Theo đó, một robot được đặt tại lối vào để chào đón khách hàng và trả lời các câu hỏi bằng phần mềm nhận dạng giọng nói. Khách hàng có thể vuốt thẻ để vào ngân hàng hoặc quét khuôn mặt bằng thiết bị Face ID. Máy móc bên trong cho phép khách hàng truy cập mua vàng, đổi tiền hoặc đầu tư bất động sản bằng cách sử dụng VR.
Xu hướng tự động hóa ngân hàng không phải là mới. Năm ngoái, một ngân hàng ở Mỹ đã thử nghiệm 3 mô hình tự động và sau đó nhân rộng ra 14 chi nhánh tương tự. Thế nhưng, China Construction Bank lại tiến xa hơn một bước khi tích hợp cả VR và Face ID.
China Construction Bank được thành lập năm 1954 để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, được đánh giá là ngân hàng lớn thứ hai trên toàn thế giới và chuyên đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao.
Tuy nhiên, hiện ngân hàng vẫn có sự hỗ trợ bởi các nhân viên đứng trực chứ chưa tự động 100%, cộng thêm vốn là ngân hàng quốc doanh nên hiện lượng khách hàng sử dụng công nghệ mới này chủ yếu thuộc nhóm nhân sự làm việc tại các tổ chức chính trị ở Trung Quốc.
Các nhà phân tích đánh giá đây là động thái tích cực vì hầu hết các ngân hàng Trung Quốc giờ đây đang phải đứng trước áp lực từ những gã khổng lồ Internet như Alibaba và Tencent vốn đang chuyển đổi tư duy tài chính của người dân từ giao dịch truyền thống sang chuyển tiền và thanh toán bằng smart-phone.
You Tianyu, phó chủ tịch tại công ty công nghệ iYiou, nhận xét: "Đây là một hướng đi chứng minh rằng các ngân hàng truyền thống cũng có thể đổi mới."
Ngược lại, chuyên gia ngân hàng Li Linfeng, lại không nghĩ rằng việc triển khai công nghệ này sẽ khả thi. Ông nói: "Khách hàng lớn tuổi phải cần sự giúp đỡ của con người để điều hướng các thiết bị tiên tiến như vậy. Không dễ dàng gì để tất cả mọi người đều có tương tác tương tác với những công nghệ này."
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận