Ấn Độ xây 18 đường hầm dọc biên giớiẤn Độ thử thành công tên lửa Agni II
Phóng to |
Binh lính Ấn Độ tuần tra một đường hầm ở Agartala, thủ phủ bang Tripura tại đông bắc Ấn Độ ngày 14-8 - Ảnh: Reuters |
Kế hoạch đào hầm dọc biên giới được quân đội Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ sau khi có tin Pakistan và Trung Quốc đã đào đường hầm qua biên giới Ấn Độ để điều binh và cất giữ vũ khí. Báo cáo của các chuyên gia Ấn Độ vào đầu năm 2012 khẳng định rất có khả năng xảy ra một cuộc tấn công quân sự lớn ở bang Arunachal Pradesh nằm cạnh Trung Quốc.
“Rõ ràng là chúng ta cần phát triển hạ tầng biên giới, củng cố quan hệ với các cộng đồng ở khu vực biên giới, và để ngỏ mọi lựa chọn về cách phản ứng đối với bất cứ cuộc xâm nhập biên giới nào" - báo cáo viết.
Đối phó với các nguy cơ
Cuối tháng 7-2012, sau một trận mưa lớn gây sụt đất, các quan chức Ấn Độ đã phát hiện một đường hầm dài hơn 400m chạy từ Pakistan sang bang Jammu & Kashmir (J&K) của Ấn Độ. Đường hầm rộng đủ cho một người lớn đi qua và được trang bị các ống dẫn oxy. Các chuyên gia quân sự cho biết một khi hoàn tất, tuyến hầm có thể được Pakistan sử dụng như một tuyến điều quân với số lượng lớn. “Chúng tôi rất lo ngại. Pakistan sẽ sử dụng đường hầm này để thực hiện các đợt tấn công lớn vào Ấn Độ” - trang IANS dẫn lời một quan chức Ấn Độ đánh giá.
Sau khi phản ứng dữ dội với Pakistan, New Delhi đã lập tức cho lắp đặt các thiết bị cảm biến mặt đất tự động dọc biên giới Pakistan để đề phòng.
Quân đội Ấn Độ đang hết sức lo lắng về cơ sở hạ tầng giao thông khu vực dọc biên giới, gồm các tuyến đường hầm, đường sắt chiến lược và các con đường dùng cho mọi thời tiết. Báo Times Of India cho biết các tuyến đường hầm sẽ được đào tại các bang miền bắc như J&K, Sikkim và Arunachal Pradesh. Một đường hầm dài 8,82km dưới đèo Rohtang đã được khởi công và dự kiến hoàn thành sau năm 2015. Các đường hầm khác đang được chuẩn bị. Một ủy ban dưới quyền quốc vụ khanh quốc phòng Shashikant Sharma đang xem xét dự án nâng cấp biên giới phía bắc trị giá gần 5 tỉ USD.
“Đó sẽ là chỗ trú ẩn cho quân đội và vũ khí trước sự tấn công của đạn pháo đối phương và thời tiết khắc nghiệt. Hầm cũng có thể dùng để tránh vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân, hoặc làm nơi thiết lập các trung tâm kiểm soát và chỉ huy”- một quan chức cấp cao Ấn Độ cho biết. Ngoài ra, hệ thống này sẽ giúp chính quyền New Delhi kết nối tốt hơn với người dân các vùng biên giới.
Phóng to |
300.000 quân chống 30 sư đoàn
Theo các chuyên gia quân sự, Ấn Độ chỉ có thể điều động khoảng 300.000 quân đến gần biên giới trong vòng một tháng nếu xảy ra chiến tranh. Trong khi đó, Trung Quốc có thể huy động 30 sư đoàn, mỗi sư đoàn 15.000 quân, đến biên giới trong vòng 30 ngày. Khả năng này nhờ chương trình nâng cấp hạ tầng quân sự rầm rộ trên tuyến kiểm soát thực tế dài hơn 4.057km của Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng đã đào đường hầm để củng cố quân sự và cất giấu vũ khí. Do vậy, việc tăng lưu lượng cho các tuyến đường giao thông của Ấn Độ đã trở thành vấn đề cấp thiết. Nhận định về tương quan lực lượng trong cuộc đua vũ trang giữa Ấn Độ và Trung Quốc dọc dãy núi Himalaya, một số chuyên gia nhận định New Delhi rõ ràng đang yếu thế.
Theo báo cáo của Chính phủ Mỹ, Bắc Kinh đã cho mở đường, xây dựng sân bay cũng như triển khai hệ thống tên lửa tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cũng như 300.000 quân tại Tây Tạng. Đây là một phần trong “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh dọc biên giới Ấn Độ, gồm các căn cứ hải quân ở Myanmar, các cảng nước sâu ở Hambantota (Sri Lanka) và Gwadar (Pakistan).
Tuy nhiên, phía bên kia biên giới, New Delhi chỉ có 60.000-120.000 quân đồn trú cùng hai chiến đấu cơ Sukhoi 30 và tên lửa đạn đạo Brahmos. “Nếu họ có thể tăng cường sức mạnh quân sự ở đó, chúng ta cũng có thể nâng cấp khả năng quân sự trên lãnh thổ của mình” - Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ A.K. Anthony mới đây tuyên bố.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận