14/11/2020 11:30 GMT+7

Có duyên với ngành mới

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Lịch làm việc, nghiên cứu, mổ... dày đặc, nhưng PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm (46 tuổi, trưởng bộ môn phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) vẫn có mặt "trên từng cây số" với nhiều hoạt động đoàn, hội bao năm qua.

Anh Hiếu Liêm tốt nghiệp tiến sĩ y khoa ở ĐH Kyoto (Nhật Bản). Được nhận học bổng của Thành ủy TP.HCM dành cho người trẻ du học và anh Hiếu Liêm chọn trở về nước sau khi học xong.

Tôi rất may mắn khi bên cạnh luôn có những người luôn dang tay đỡ đần, khuyên bảo, tạo cơ hội, vực mình dậy để mình bước qua những thất bại của cuộc sống.

BS PHẠM HIẾU LIÊM

Có duyên với ngành mới - Ảnh 2.

Phó giáo sư Phạm Hiếu Liêm trong lần tập huấn tại Mỹ - Ảnh: LIÊM PHẠM

Hoạt động phong trào từ nhỏ

Khối lượng công việc của bác sĩ khoa ngoại đầy áp lực, anh vẫn dành nhiều thời gian cho hoạt động đoàn, hội vì theo anh điều này đã ngấm vào máu thịt từ nhỏ.

Xuyên suốt thời trung học ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM đến Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM (nay là Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), anh đều là phó bí thư Đoàn trường. 

Lúc tốt nghiệp anh tiếp tục là bí thư Đoàn và chủ tịch Hội sinh viên trường, là đảng viên khi đang là sinh viên. Anh luôn nỗ lực trong học tập và tốt nghiệp á khoa bác sĩ đa khoa khóa Y93.

Đến khi qua Nhật, anh làm bí thư chi bộ lưu học sinh ở Kyoto. Ngày trở về nước, anh được trường giao vị trí chủ tịch công đoàn từ năm 2015. 

"Tôi yêu thích phong trào từ nhỏ và xem đó là lý tưởng sống của tôi", anh nói.

Và dưới sự lèo lái của anh cùng các cộng sự, công đoàn trường đã nhận được nhiều sự ủng hộ lớn từ Liên đoàn Lao động thành phố cùng ban chấp hành công đoàn trường để rồi sau đó hoạt động vươn lên mạnh mẽ.

"Tôi chỉ có một thần tượng là cha của mình, về cách ông nuôi dạy con cái, gieo cho con tính tự lập, tự chịu trách nhiệm và tôi có được ngày hôm nay phần lớn là nhờ ông. Cách tôi nuôi dạy con cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ ông" - anh Hiếu Liêm chia sẻ.

Tôi rất may mắn khi bên cạnh luôn có những người luôn dang tay đỡ đần, khuyên bảo, tạo cơ hội, vực mình dậy để mình bước qua những thất bại của cuộc sống.

BS PHẠM HIẾU LIÊM

Chọn ngành mới

Anh là phó giáo sư chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. "Việc chọn chuyên ngành này đối với tôi là một cái duyên. Sau khi tôi tốt nghiệp đại học, trường biết tôi có năng khiếu về phẫu thuật nên đưa tôi về bộ môn chấn thương chỉnh hình, lúc đó trưởng bộ môn là thầy Võ Thành Phụng vì tin yêu đã đặt thử thách tôi đi học chính quy một chuyên ngành rất mới thời điểm đó là phẫu thuật tạo hình. 

Những năm 1990 miền Nam chưa có trường đại học y khoa nào đào tạo chuyên ngành này mà chỉ có ở Hà Nội. Tôi khăn gói ra Hà Nội thi cao học chuyên ngành trên ở Đại học Y Hà Nội và đạt được kết quả thủ khoa đầu vào lẫn đầu ra", anh nhớ lại.

Sau đó anh tiếp tục là thủ khoa kỳ thi đầu vào hệ tiến sĩ của chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của Đại học Kyoto.

Sau thời gian làm nghiên cứu sinh và sau tiến sĩ tại Nhật, anh tin bản thân vẫn còn nhiều điều phải cọ xát, nâng cao kiến thức nên tiếp tục nộp đơn rồi nhận học bổng 1 năm tại Hoa Kỳ ở Đại học Harvard, Đại học Stanford và 6 tháng tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc).

Anh cho biết phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ có hai mảng: phẫu thuật tạo hình là tái tạo trả lại những hình dạng của các phần trên cơ thể bị khiếm khuyết hoặc do bệnh lý và tai nạn gây nên (như sứt môi hở hàm ếch, bỏng, tái tạo vú sau ung thư...). 

Mảng còn lại là phẫu thuật thẩm mỹ, chẳng hạn những người lớn tuổi có da mỡ thừa mi trên làm sụp mi mắt thì việc phẫu thuật để lấy bớt da mỡ thừa vùng mi trên là để cải thiện chức năng nhìn bên cạnh yếu tố thẩm mỹ.

"Hay sau khi sinh con, bụng phụ nữ thường phình ra và xệ, việc tạo hình lại thành bụng là để giải quyết tâm lý mặc cảm và lấy lại vóc dáng giúp họ tự tin, hạnh phúc hơn" - anh Hiếu Liêm nói.

12 năm làm lớp trưởng, mơ thành bác sĩ như ước nguyện của ba 12 năm làm lớp trưởng, mơ thành bác sĩ như ước nguyện của ba

TTO - Vượt lên nghịch cảnh và thiếu thốn, Nguyễn Hoàng Kim Sơn - lớp trưởng lớp 12A1, trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Quảng Nam) - nỗ lực học tập để nuôi ước mơ trở thành bác sĩ.

CÔNG NHẬT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên