04/08/2014 09:37 GMT+7

Chuyện ở ĐH Hoa Sen: Đừng quên quyền lợi sinh viên

Nguyễn Chung (nguyenchung2242@...)
Nguyễn Chung (nguyenchung2242@...)

TTO - Câu chuyện ở Đại học Hoa Sen đang thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc, nổi bật là sự lo ngại về việc cứ tranh chấp thế, quyền lợi của sinh viên sẽ như thế nào?

H44yT2nY.jpgPhóng to
Sinh viên ĐH Hoa Sen xem sách trong buổi tọa đàm giới thiệu Tủ sách Điện ảnh do ĐH Hoa Sen tổ chức - Ảnh: A.C.

Đừng nói về giảng viên như thếTranh cãi gay gắt tại đại hội cổ đông ĐH Hoa Sen Chuyện gì đang xảy ra tại Trường ĐH Hoa Sen?

TTO xin trích đăng:

* Hãy nghĩ đến quyền lợi của sinh viên

+ Vì có con đang theo học tại Đại học Hoa Sen nên tôi và nhiều phụ huynh khác rất quan tâm đến những việc xảy ra vừa qua. Sự việc xảy ra làm SV và phụ huynh chúng tôi rất lo lắng về tương lai con em mình và của Trường Hoa Sen. Sở dĩ chúng tôi chọn Trường Hoa Sen cho con em học mặc dù học phí tương đối cao so với những trường đại học tư thục trên địa bàn TP.HCM bởi vì:

1. Chất lượng đào tạo của trường tương đối tốt, sinh viên ra trường nắm bắt được kiến thức và kỹ năng cơ bản, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Dễ tìm việc làm.

2. Môi trường học tập và cơ sở vật chất tốt.

3. Đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đã khẳng định được mình qua quá trình đào tạo trong thời gian vừa qua.

4. Nhà trường luôn cố gắng hoàn thiện và có định hướng phát triển, có chú ý đầu tư về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, quan tâm tới sinh viên...

Tuy nhiên những gì xảy ra vừa qua làm chúng tôi và các sinh viên con em chúng tôi rất lo lắng về tương lai của Trường Hoa Sen. Chúng tôi mong muốn hội đồng quản trị, ban giám hiệu và các cổ đông cân bằng được lợi ích của mình và quyền lợi của sinh viên. Bởi lợi nhuận mà nhà trường làm ra cũng thông qua chất lượng đào tạo. Nhưng nếu với những xáo trộn vừa qua buộc các phụ huynh và sinh viên phải xem xét lại lựa chọn của mình từ năm học này và các năm sau nữa.

Nếu nội bộ không ổn định, mất đoàn kết, chỉ vì lợi nhuận mà quên đi quyền lợi của sinh viên thì các vị sẽ hình dung được việc gì sẽ xảy ra. Xây thì khó, đập phá thì quá dễ. Đừng để tiền của các vị đầu tư vào trường vì thế mà mất đi. Chúng tôi rất tôn trọng các cổ đông vì tiền của các vị bỏ ra đầu tư vào trường không phải là làm từ thiện.

Nhưng nếu chỉ vì lợi nhuận mà "tát cạn bắt hết " thì khi bắt hết rồi lấy gì bắt nữa. Mở trường ra mà không ai vào học thì chắc các vị cũng hiểu thế nào rồi. Những năm qua thương hiệu Đại học Hoa Sen từng bước được khẳng định, hãy giữ lấy, đừng phá nó đi.

Tôi mong các cổ đông hài hòa được lợi ích của mình và quyền lợi của sinh viên đang theo học. Hãy giữ lấy Đại học Hoa Sen.

+ Nếu cứ đặt đồng tiền là tôn chỉ hoạt động, giá trị cốt lõi thì còn gì là "trường" nữa. Chắc phải gọi đó là công ty sản xuất "bằng cấp". Sinh viên ĐH Hoa Sen ắt đã phải đóng một số tiền rất lớn để có thể hoàn thành việc học... thì các vị cũng phải đảm bảo chất lượng và cả danh tiếng của trường!

* Đừng biến trường học thành bãi chiến trường

+ Xin những người có trách nhiệm đừng biến trường thành bãi chiến trường của cuộc giành giật kim tiền. Hãy tiếp tục để hình ảnh đẹp của trường lưu giữ trong ký ức của mọi người. Hãy để niềm tin có một trường đại học tư thục tốt nhất Việt Nam đến với mọi người. Hãy khiến các bậc phụ huynh và các tân sinh viên lựa chọn trường như là sự lựa chọn tối ưu.

ngoc linh (truongthi_linh@...)

+ Thực trạng đại học tư tại VN có hai vấn đề lớn mâu thuẫn nhau ai cũng biết nhưng chưa có hướng giải quyết hòa hợp. Đó là:

Phái 1: Đề nghị ngành đại học phải là ngành phi lợi nhuận, học phí phải giảm cho dân nghèo có thể theo học. Thu nhập và lợi nhuận của trường chỉ dành cho quản lý và phát triển.

Phái 2: Các nhà đầu tư vào đại học tư cũng như các nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác, chủ đầu tư phải có khấu hao tài sản và lợi nhuận tối thiểu bằng lãi suất của ngân hàng.

Riêng tôi xin có ý kiến riêng như sau: đầu tư vào trường đại học tư phải có vốn lớn về đất đai và tài chính, không ngừng tăng vốn mở rộng về chiều sâu và chiều rộng nếu không muốn bị tụt hậu so với tương lai vì đây là ngành đào tạo sản phẩm (con người) cho tương lai.

Nước mình nghèo, dân mình nghèo, thử hỏi có mấy đại gia muốn bỏ vốn phi lợi nhuận để lấy tiếng tăm. Nếu có người như vậy cũng không bền lâu vì trường đại học luôn luôn đòi hỏi phải tăng vốn phát triển. Dân mình nghèo nhưng sẵn sàng đầu tư cho con em được vào các trường đại học danh tiếng, có chất lượng để có bằng cấp và năng lực làm việc tốt cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức trong và ngoài nước.

Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền gấp 4 -5 lần học phí đại học trong nước để cho con em du học nước ngoài vì chất lượng đào tạo đại học trong nước kém, người tốt nghiệp trong nước thiếu kỹ năng, kiến thức nên khó tìm được việc làm. Nếu đầu tư vào đại học tư được khấu hao tài sản và có lợi nhuận cao hơn tiền lãi gởi ngân hàng thì nguồn vốn xã hội sẽ đổ vào. Lúc có chất lượng đại học sẽ không ngừng nâng cao do cạnh tranh chất lượng với nhau.

Các nhà hoạch định chính sách về đại học không nên bỏ qua quan điểm này.

+ Sinh viên ở đâu, được quan tâm thế nào? Mọi điều đều xuất phát từ chữ "lợi nhuận" hay "lợi ích nhóm" mà thôi. Khi quan niệm sinh viên là "thượng đế", giảng viên là "người làm thuê không hơn không kém", HĐQT là chủ thì cái quan hệ "thầy - trò" cũng nhạt dần. SV được cho là "trên hết" không phải vì "giáo dục coi SV là trọng tâm", mà vì SV là "khách hàng VIP" đã bỏ tiền ra nhiều thì phải có được cái quyền "thượng cấp".

Chất lượng SV HSU ư? Xét trên trên phương diện phổ thông, làm việc được và đó là dạng college (cao đẳng) nước ngoài, đào tạo tay nghề. Chứ nền tảng và chuyên sâu khoa học chuyên ngành tôi nghĩ còn đang hình thành phát triển, khá lâu nữa mới sánh bằng các trường có bề dày truyền thống nhưng lại rất nghèo vì "SV là SV nghèo, GV là GV rất giàu lòng cống hiến chia sẻ tri thức dù đồng lương nhỏ giọt"!

Nguyễn Chung (nguyenchung2242@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên