Xe
24/06/2024 00:02 GMT+7

Chương trình khung đào tạo lái xe là môn học hay chương trình đào tạo?

Quy định mới về đào tạo lái xe, có hiệu lực từ 1-6-2024, đã đổi khái niệm 'giáo trình khung', sử dụng từ năm 2018 và quy định chi tiết từ năm 2022, thành 'chương trình khung đào tạo lái xe' với nội dung chi tiết hầu như được giữ nguyên.

Thực hành lái xe tại một cơ sở đào tạo lái xe ở TP.HCM - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Thực hành lái xe tại một cơ sở đào tạo lái xe ở TP.HCM - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Tương tự "giáo trình khung", "chương trình khung đào tạo lái xe" này cũng là một khái niệm xa lạ với giáo dục nghề nghiệp, mà đào tạo lái xe là một thành phần, nên có thể dẫn đến không đảm bảo được chất lượng chương trình đào tạo.

Đào tạo nghề sơ cấp không có chương trình khung

Chỉ có quy định về chương trình khung trình độ trung cấp và cao đẳng, không có chương trình khung trình độ sơ cấp trong giáo dục nghề nghiệp. Tất cả các nghề sơ cấp đều phải xây dựng chương trình đào tạo.

Chương trình khung của một nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm có các nội dung sau:

1. Mục tiêu đào tạo, gồm (1.1) Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, (1.2) Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng, (1.3) Cơ hội việc làm

2. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu, gồm (2.1) Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu, (2.2) Phân bổ thời gian thực học tối thiểu, (2.3) Thời gian học văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp THCS

3. Danh mục môn học, mô đun đào tạo bắt buộc, thời gian và phân bổ thời gian

4. Chương trình môn học, mô đun đào tạo bắt buộc

5. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để xác định chương trình đào tạo nghề.

Còn "chương trình khung đào tạo lái xe" hiện chỉ có mục đích, yêu cầu và nội dung chương trình của các môn lý thuyết lái xe mô tô (1 môn) hoặc ô tô (6 môn), không có môn học thực hành.

Trong đó, "nội dung chương trình môn học" chỉ liệt kê các nội dung chính mà không có chi tiết đến tiểu mục và thời gian như nội dung môn học giáo dục nghề nghiệp.

Theo quy định mới, "người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng nội dung chi tiết các môn học để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo".

Như vậy, nếu chấp nhận rằng đào tạo lái xe, thuộc trình độ sơ cấp, có chương trình khung thì "chương trình khung đào tạo lái xe" không đủ điều kiện và không phải là một chương trình khung đúng nghĩa.

Chương trình khung cũng không phải là chương trình đào tạo

Theo quy định, nội dung và cấu trúc một chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo các thành phần sau:

1. Tên nghề đào tạo, mã nghề

2. Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào

3. Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo

4. Danh mục số lượng, thời lượng các mô đun, tín chỉ

5. Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm

6. Thời gian khóa học, bao gồm tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô đun, tín chỉ; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học

7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

8. Phương pháp và thang điểm đánh giá

9. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

Từ đây, có thể khẳng định rằng "chương trình khung đào tạo lái xe" không thể là một chương trình đào tạo trình độ sơ cấp thuộc giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt là nó còn được cấu trúc theo các môn học chứ không phải mô đun hay tín chỉ.

Chương trình khung không phải là chương trình môn học

Trong chương trình khung hay chương trình đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng, chương trình môn học được quy định phải có cấu trúc như dưới đây. Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp không có môn học, mà cấu trúc theo mô đun, tín chỉ.

1. Vị trí, tính chất của môn học

2. Mục tiêu môn học, gồm (1.1) Kiến thức, (1.2) Kỹ năng, (1.3) Năng lực tự chủ và trách nhiệm

3. Nội dung môn học, gồm (2.1) Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian, (2.2) Nội dung chi tiết (của tất cả các môn học)

4. Nội dung và phương pháp, đánh giá

5. Hướng dẫn thực hiện môn học, gồm (5.1) Phạm vi áp dụng môn học, (5.2) Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học, (5.3) Những trọng tâm cần chú ý, (5.4) Tài liệu tham khảo, (5.5) Ghi chú và giải thích (nếu có).

Do đó, cả "nội dung chương trình môn học" và "chương trình khung đào tạo lái xe" trong quy định mới cũng đều không tương thích với chương trình môn học của giáo dục nghề nghiệp.

Tóm lại, "chương trình khung đào tạo lái xe" không phải là chương trình khung, chương trình đào tạo hay chương trình môn học. Đây hoàn toàn là một khái niệm mới, không thuộc giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng.

Khi cơ sở đào tạo phải căn cứ vào "chương trình khung đào tạo lái xe" để "xây dựng chương trình đào tạo lái xe và báo cáo Sở Giao thông vận tải để theo dõi quản lý", theo quy định mới, thì rất có thể các chương trình đào tạo được xây dựng mới này sẽ không thể đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Thế giới sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông thế nào?Thế giới sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông thế nào?

Có thể thấy bài sát hạch "Mô phỏng các tình huống giao thông" tương tự HPT (Hazard perception test, viết tắt là HPT - nhận thức mối nguy hiểm).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên