Xe
13/01/2024 06:35 GMT+7

Thế giới sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông thế nào?

Có thể thấy bài sát hạch "Mô phỏng các tình huống giao thông" tương tự HPT (Hazard perception test, viết tắt là HPT - nhận thức mối nguy hiểm).

Ảnh chụp màn hình một tình huống HPT của Anh - Nguồn: theorytest.org.uk

Ảnh chụp màn hình một tình huống HPT của Anh - Nguồn: theorytest.org.uk

Vừa qua, bài sát hạch "Mô phỏng các tình huống giao thông" đã được điều chỉnh và dự kiến áp dụng từ ngày 1-2-2024.

Cùng tìm hiểu xem các nước phát triển trên thế giới sát hạch lái xe ra sao.

Châu Á

Sát hạch lái xe ô tô tại Singapore gồm 3 kỳ riêng biệt và tuần tự là Lý thuyết cơ bản, Lý thuyết kết thúc và Thực hành lái xe. Trong đó, đạt Lý thuyết cơ bản mới được đăng ký học Thực hành lái xe. Đạt Lý thuyết kết thúc và hoàn thành 5 bài học mô phỏng trên cabin điện tử mới được đăng ký sát hạch Thực hành lái xe.

Có hai lựa chọn cho người thi lái xe tại Nhật Bản. Hoặc là theo học tại một trường dạy lái xe được công nhận. Những người tốt nghiệp từ nơi này chỉ cần phải sát hạch lý thuyết để được cấp giấy phép lái xe.

Hoặc là theo học tại trường dạy lái xe không được công nhận, hay học thông qua các cách thức khác. Trong trường hợp đó thì phải tham gia sát hạch cả thực hành và lý thuyết.

Để có được giấy phép lái xe, thí sinh tại Trung Quốc phải vượt qua 4 bài là (1) thi trắc nghiệm về pháp luật, quy định giao thông và các khái niệm cơ bản về phương tiện giao thông, (2) thực hành lái xe trên sân, (3) thực hành lái xe trên đường và (4) thi trắc nghiệm về lái xe an toàn và văn minh.

Ở Hàn Quốc, trước tiên phải đạt bài sát hạch lý thuyết, sau đó là đạt sát hạch thực hành trên sân để được cấp giấy phép lái xe tạm thời có hiệu lực trong 1 năm. Cuối cùng là sát hạch lái xe trên đường và phải đạt bài này trong thời gian giấy phép lái xe tạm thời còn hiệu lực.

Châu Âu, Mỹ và Úc

Một mô phỏng trong bài thi nhận thức mối nguy - Ảnh: Hazard

Một mô phỏng trong bài thi nhận thức mối nguy - Ảnh: Hazard

Hầu hết các nước châu Âu đều chỉ có hai bài sát hạch lái xe, lý thuyết trước thực hành sau, theo tiêu chuẩn tối thiểu của EU, trừ Anh. Các nước châu Mỹ cũng tương tự.

Tại Anh, để có giấy phép lái xe phải lần lượt đạt ba bài sát hạch là (1) Trắc nghiệm lý thuyết, (2) Nhận thức mối nguy (Hazard perception test, viết tắt là HPT) và (3) Thực hành lái xe.

Trong đó, HPT bắt đầu được thực hiện từ năm 2002 với các đoạn video quay thực tế từ góc nhìn của người lái xe, có chứa 1-2 mối nguy hiểm. Thí sinh xem và nhấp chuột máy vi tính để đánh dấu một khi có mối nguy xuất hiện.

Thí sinh nhận biết mối nguy hiểm và đưa ra phản hồi càng sớm thì điểm càng cao. Điểm cao nhất cho mỗi mối nguy hiểm là 5.

Từ năm 2015, các đoạn video thực tế của HPT được thay bằng đồ họa máy vi tính với độ chân thực cao. Hiện nay, mỗi bài HPT của Anh có 14 đoạn video, mỗi đoạn dài 60 giây và ngân hàng đề có 261 đoạn, điểm đạt tối thiểu là 44/75.

Mục đích của HPT là đánh giá khả năng của thí sinh trong việc xác định và ứng phó với các tình huống phải thay đổi tốc độ, hướng đi. Trong đó bao gồm ô tô đi vào từ đường bên, người đi bộ băng qua đường, người đi xe đạp đi vào làn đường dành cho xe ô tô trong khi đi vòng qua một phương tiện đang dừng, hay khi xe ô tô phía trước dừng đột ngột.

Tương tự Anh, Úc cũng có HPT nhưng vẫn dùng các đoạn video quay thực tế. Có một số tình huống nếu bấm chuột để xe đang dừng đi tiếp thì sẽ sai. Bài HPT Úc có 15 đoạn video, tuy nhiên không chấm điểm mà chỉ chấm đạt hay không.

Có nên dùng HPT?

Có thể thấy bài sát hạch "Mô phỏng các tình huống giao thông" là tương tự HPT, nên nếu gọi theo cách hội nhập quốc tế thì sẽ là bài sát hạch nhận biết mối nguy hoặc nhận biết nguy hiểm.

Như vậy, có lẽ hiện nay chỉ 3 nước trên thế giới dùng HPT. Nhưng khác với "mô phỏng" của Việt Nam, HPT Anh và Úc đều được bắt đầu từ các tình huống giao thông thực. Mọi mục tiêu, yêu cầu, tài liệu hướng dẫn,… cho bài sát hạch này đều được cơ quan quản lý cung cấp đầy đủ, rõ ràng trên website. Đây là những vấn đề cần cân nhắc để đảm bảo hiệu quả trong đào tạo và sát hạch của bài HPT Việt Nam.

"Mô phỏng là bắt chước hoạt động của một quá trình hoặc hệ thống; thể hiện hoạt động của nó theo thời gian".

Trong nghiên cứu và đào tạo lái xe, mô phỏng thường được thực hiện với thiết bị lái xe mô phỏng (driving simulator) hay còn gọi là cabin điện tử. Đương nhiên, các tình huống giao thông cũng được đồ họa mô phỏng cho từng kịch bản theo mục tiêu đào tạo hay nghiên cứu. Do đó, không nên dùng khái niệm "mô phỏng các tình huống giao thông" để tránh nhầm lẫn.

Dựa vào đâu để đánh giá chất lượng bài sát hạch lái xe?Dựa vào đâu để đánh giá chất lượng bài sát hạch lái xe?

Việc có rất nhiều người không đạt sát hạch ở bài thi mô phỏng và bài này bị nhiều sở giao thông vận tải cho là không sát thực tế, đánh đố người thi đã ít nhiều cho thấy đây là một phần thi có vấn đề.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: sát hạch lái xe