14/12/2022 21:03 GMT+7

Chừng nào con về nấu lẩu cù lao với ngoại?

PHÙNG HẠO (SÓC TRĂNG)
PHÙNG HẠO (SÓC TRĂNG)

TTO - Ngoại ngồi trông cháu, xôn xao ráng chiều. Vừa qua rằm tháng chạp, bà ngoại tôi ngày nào cũng gọi: "Chừng nào con về? Về sớm nấu lẩu cù lao với ngoại nghen".

Chừng nào con về nấu lẩu cù lao với ngoại? - Ảnh 1.

Lẩu cù lao là món ngon không thể thiếu trong mâm cơm Tết của người miền Tây

Giữa bộn bề công việc, tôi lạnh lùng cắt ngang: "Con bận lắm, về được là con về liền, chứ con ở đây làm gì". Sau bữa đó, bà không còn gọi tôi nữa…

"Muốn ăn Tết ngon phải đi chợ sớm".

Cận 28 Tết, tôi mới cuốn gói từ Sài Gòn về quê sau khi công việc tạm buông tha mình. Hàng trăm ngàn người đổ về miền Tây, chất chồng trong những chiếc xe đò nhích từng chút một trên quốc lộ. Ngồi trên xe, tôi thấy đỡ buồn khi có hai người phụ nữ trung niên tám chuyện rôm rả.

Tới lúc bàn chuyện nấu lẩu cù lao, hai bà cười khoái chí rồi tỉ mỉ liệt kê nguyên liệu. Lẩu cù lao là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết của người miền Tây. Nhưng đây vẫn là "món lạ" đối với nhiều người ở các vùng miền khác.

Gọi là "cù lao" vì đồ ăn được đựng trong cái nồi có phần ống nhô cao như mấy mảnh đất nổi giữa sông nước miền Tây. Bọc quanh cái "ống khói" chứa than đỏ rực là lòng nồi sâu hoắm chứa đầy thịt, chả, gan, phèo. Phía dưới lẩu còn có cái hốc nhỏ để hứng tro than.

Nhìn hai người phụ nữ đang say sưa tám chuyện, tôi chợt nhớ tới bà ngoại và mẹ. Bà tôi lúc nào cũng nôn nao chờ Tết từng ngày như trẻ thơ. Còn mẹ năm nào cũng hối hả lo Tết. Chắc giờ này, cả hai đang tất bật chuyện chợ búa…

Chừng nào con về nấu lẩu cù lao với ngoại? - Ảnh 2.

Sáng 30 Tết, ngoại tôi đã lật đật vào bếp bắc nồi nước lèo nấu lẩu cù lao

Dù đã ngoài 60 nhưng ngoại tôi lúc nào cũng yêu đời. Tóc bà đen mun, uốn xoăn và dài không quá vai. Dù cao chưa tới mét rưỡi nhưng ngoại tôi "mần" công chuyện là "số dzách". Đặc biệt, bà là "chuyên gia lão làng" trong lĩnh vực đi chợ.

Năm nào cũng vậy, cứ 28 Tết là ngoại tôi lật đật thức dậy từ lúc 4 giờ sáng. Sửa soạn xong xuôi, ngoại cầm sẵn cái giỏ nhựa màu đỏ rồi hối ba tôi lẹ lẹ chở ra chợ. Bà lúc nào cũng hối hả như vậy vì "muốn ăn Tết ngon phải đi chợ sớm".

Để nấu nồi lẩu cù lao, bà phải mua cỡ chục món như: xương ống, thịt heo, gan, phèo, bắp cải, bông cải, củ sắn, da heo khô… Ngoài ra, "siêu đầu bếp" hẻm 142 còn chuyên "săn lùng" nguyên liệu tươi ngon khắp chợ để nấu thêm thịt kho hột vịt, canh khổ qua, gà tiềm thuốc Bắc…

Sợ đồ ăn không tươi, bà xông xáo lựa từng món một, hết nhặt lên rồi bỏ xuống. Đến cuối buổi, bà lấy tờ giấy lịch trong túi ra, kiểm tra kỹ lưỡng coi sắm sửa đủ chưa rồi mới chịu về. Bởi lẽ đó mà từ năm 7 tuổi, tôi đã ám ảnh chuyện đi chợ với bà. Thiệt tình, tôi thường quấy khóc đòi về vì hai cái chân nhỏ mỏi nhừ.

Đến hừng đông ngày 30 Tết, ngoại tôi trở mình trên cái giường ọp ẹp. Bà dậy sớm "soạn" đồ ăn trong tủ lạnh. Công việc đầu tiên của ngoại là nhóm lửa nấu nồi cù lao. Để nước thanh ngọt, bà hầm chung xương ống cùng một ít khô mực. Tất nhiên, bà nấu nước lèo trong cái nồi bà "cưng" nhất. Cái nồi bự tổ bố, có cái đít cháy đen và hai cái quai móp méo.

Mẹ tôi cũng lật đật dậy sớm để phụ ngoại mần đồ ăn cho kịp giờ rước ông bà. Bà ngoại thường căn dặn mẹ tôi không được luộc gan chung với nồi nước lèo. Bởi khi luộc chín, gan thường ra nước màu đen, sẽ làm mất độ trong của nước lẩu.

Chừng nào con về nấu lẩu cù lao với ngoại? - Ảnh 3.

Dưới chái bếp, ngoại và mẹ tôi tất bật, mỗi người một tay nấu cù lao để kịp giờ rước ông

Dưới chái bếp, bà túc trực bên cái nồi, vớt từng chút bọt mới phập phồng. Cái nồi nước lèo ngày 30 Tết có khi còn quý hơn mấy chỉ vàng bà giấu trong tủ. Mẹ tôi thì lo luộc thịt heo, phèo, chiên chả tép… Sau đó, mẹ đem bắp cải, bông cải, củ sắn, củ cải đỏ… trụng sơ qua nước sôi rồi ướp với mỡ tỏi, gia vị cho đậm đà.

Biết anh em tôi khoái ăn bắp cải cuộn thịt, bà ngoại lúc nào cũng mua vài trăm gram thịt bằm đem về ướp chút tiêu, hạt nêm làm nhân. Sau đó, bà dùng bắp cải mẹ đã trụng để cuốn mớ thịt bằm thơm phức mùi gia vị. Bắp cải có miếng lớn, miếng nhỏ nhưng ngoại cuộn thoăn thoắt, cuốn nào cuốn nấy đều rang.

Xong xuôi, bà mở tủ chén lấy ra cái nồi cù lao "gia bảo", quấn trong mấy lớp bọc ni lông. Đầu tiên, mẹ tôi lót một lớp bắp cải, bông cải, củ sắn, củ cải đỏ đã ướp vào đáy nồi. Tiếp theo, ngoại xếp vào từng miếng thịt, miếng gan, phèo, chả cá... Cứ thế, họ thay phiên nhau sắp xen kẽ thêm hai lớp nữa.

Thấy cái nồi đã vun chùn mà mọi người vẫn chưa ngơi tay, tôi thường buột miệng hỏi: "Làm vậy chi vậy ngoại? Nó đầy quá bị tràn ra thì sao?". Mẹ tôi mới nói: "Thấy vậy thôi chứ lát châm nước lèo vô là đồ ăn xẹp xuống à con!". Còn ngoại tôi thì nhắc lại câu nói quen thuộc: "Cúng kiếng thì phải có thịt thà đầy đủ, có này có kia thì ông bà mới no bụng".

Chừng nào con về nấu lẩu cù lao với ngoại? - Ảnh 4.

Ngoại tôi tỉ mỉ xếp từng lớp cải, lớp thịt vào nồi lẩu cù lao

Sợi tóc bạc trên chén cơm đầy

Đang mải mê nghĩ về nồi lẩu cù lao thơm phức, tôi giật mình nghe tiếng lơ xe: "Kính thưa quý khách, xe đã đến trạm dừng chân. Quý khách có 20 phút để ăn uống nghỉ ngơi. Xe mang số hiệu 37, đi từ Sài Gòn về Sóc Trăng".

Điện thoại chợt reo. Là bà ngoại tôi gọi: "Tết tới sát đít rồi con ơi, chừng nào con về? Người ta mới đem cua cho ngoại nè. Về lẹ ăn cho ngon". Tôi nhớ ra mình đã quên báo cả nhà chuyện về: "Con đang ở trạm dừng chân nè ngoại, con tới Tiền Giang rồi".

Bên kia đầu dây, tôi nghe tiếng ngoại cười giòn như cơn nắng mùa xuân. Bà biết tôi chỉ có 20 phút nghỉ ngơi nên nói vài câu rồi tạm biệt. Trước khi cúp máy, tôi kịp nghe văng vẳng tiếng bà nói với mẹ: "Bé Hạo nó gần về rồi. Mẹ đi làm nước mắm trước, nó gần tới nhà thì mẹ sẽ luộc mấy con cua lên liền".

Tự nhiên, tôi thấy mình bé dại giữa biển người đang tràn xuống từ các chuyến xe hồi hương…

Chừng nào con về nấu lẩu cù lao với ngoại? - Ảnh 5.

Ngoài 60, ngoại tôi vẫn miệt mài đi chợ, nấu ăn cho cả nhà. Bà say sưa nhất những lúc chuẩn bị mâm cúng cho ngày 30 Tết

Ngày 30 Tết năm ấy, tôi gác lại công việc để vào bếp phụ ngoại và mẹ. Tôi thường xung phong làm món bắp cải cuộn thịt cho nồi lẩu cù lao. Với kinh nghiệm nấu mì gói hơn 20 năm, tôi đã phá đội hình "mỹ nhân" bắp cải cuộn của bà bằng những cuốn bự chảng, có cuốn "đứt nút" ló cái "bụng phệ".

Lúc nấu ăn, cả nhà thường bật ti vi nghe thời sự. Lúc biên tập viên báo tin tai nạn giao thông, cháy nổ, ngoại tôi liền chắt lưỡi lia lịa: "Trời ơi, mày đi học xa tao lo muốn chết. Thấy nhà trọ cháy, ăn trộm ăn cướp mà tối nằm lo hổng ngủ nghê gì được!". Mẹ tôi cười khúc khích: "Mẹ làm như nó còn con nít vậy. Nó gần ba chục tuổi rồi".

Sau khi dọn dẹp, cúng kiếng xong xuôi, cả nhà tôi bắt đầu quây quần bên mâm cơm. Dù cho món nào nguội lạnh chứ riêng nồi cù lao vẫn nóng hổi dưới lửa liu riu. Ngoại tôi đứng ở góc bàn, cặm cụi bới từng chén cơm cho các con, các cháu.

Chừng nào con về nấu lẩu cù lao với ngoại? - Ảnh 6.

Ngoài thịt, chả, gan, phèo, nồi lẩu cù lao còn có rau củ tươi ngon, mát lành

Riêng chén của tôi, ngoại bới thiệt đầy. Đón chén cơm đầy, tôi chợt thấy có sợi gì trăng trắng. Nhìn kỹ mới hóa ra là mấy sợi tóc bạc của bà. Lúc này, tôi mới hiểu vì sao bà nôn nao mong mình về đến vậy…

Vậy là đã ba năm trôi qua, kể từ cái Tết "bạc tóc" ấy, năm nào tôi cũng về quê trước ngày 25 tháng chạp để chở ngoại đi chợ. Tôi thấy bà ngày càng trầm lắng, bớt háo hức hơn xưa. Bà lúc này cứ như hồi tôi 7 tuổi, hay than mỏi chân, vỗ vỗ cái lưng còng mỗi lần đi chợ…

Chừng nào con về nấu lẩu cù lao với ngoại? - Ảnh 7.

Lẩu cù lao thơm ngon, dậy mùi dưới bếp với biết bao nguyên liệu tươi ngon do chính tay bà ngoại tôi làm

"Món Tết quê nhà" cảm ơn hơn 710 bạn đọc đã gửi bài

Cuộc thi là nơi chia sẻ những bí quyết về các món ăn truyền thống ngày Tết, cũng là cơ hội cho những người con xa quê được dịp chia sẻ những cảm xúc về ngày Tết, những câu chuyện đón Tết, ký ức sum họp ấm áp, mâm Tết xa quê của bạn...

photo-1

Bạn đọc có thể viết về những câu chuyện thú vị quanh mâm cơm Tết, những món ăn tình thân sum họp gia đình, những món ăn "bắt buộc" phải có trong mâm cơm ngày Tết của từng vùng miền, những món ăn đặc trưng... cũng như tâm tư về ngày Tết quê mình qua ẩm thực.

Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 20-10 đến hết ngày 15-12-2022. Lễ trao giải dự kiến diễn ra vào ngày 31-12-2022, tác giả và tác phẩm đoạt giải cuộc thi sẽ được công bố trên giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân Quý Mão 2023.

Các bài sơ khảo sẽ được in thành sách.

Bài dự thi tối đa 1.500 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi về email montetquenha@tuoitre.com.vn.

Ban tổ chức đã nhận được hơn 710 bài của bạn đọc. Danh sách bạn đọc gửi bài từ 20-10 đến ngày 14-12:

Tương Quan, Nguyễn Tín, lê tuyết, kim cương, Tuan bui thanh, Hoang Tran, Đinh Trung, Đình Tuấn Đào, Chung Thanh Huy, tran van tam, Van Hung Nguyen, Trang nguyen Thi, Mai Trang, Dung Huynh Thi, phương phương trần, Thanh Xuân Nguyễn, Anh Tu Nguyen, Ngọc Diễm, Hạnh Bảo, Anh Tran, Nhu Phuong, Le Phuc An Nguyen, An nhiên Lý, anhhung phamtruong, Khiem Thi Hoang, Dung Tran, mỹ liên phạm, Phạm Anh Tuấn, Sửu Nguyễn, Hậu Nguyễn, Quang Ngo, Quynh nhu, Thanh Nga Nguyen, Đức Anh, thuy luong, yen pham, lưu thị bình, Mai Nguyen Van, Tuan Dao Minh, Nguyễn Thị Thu, Phú Hữu Huỳnh, Đức Thọ Phạm, Vu ta tu, Le Quoc Ky, Hoà Nguyễn Văn, Le Dieu, Tuan cuong, Hải Yến Trịnh Thị, Minh Trinh, Nhien Phuong, Lê Thanh An, Tuyết Lan Lê Thị, Dũng mai Đức, Thai Hoang, Diệu Lê, Trang Nguyễn Thuỳ, Thanh Kỳ Võ, Bếp của Sen, em Nguyên, thoai ngo, Le Hoang Hiep, Tuấn Khang Nguyễn, Lê Phương Thảo, Vũ Trần,My Nguyen, Dung Ha, Yến Trinh, Minh Phung, Quang Ngo, Minh Loc Duong Van, Nguyễn Hiên, Nga Cao, Thanh Thu Nguyen, Pham Anh Tuan, Hiển Bùi, Hoai Le Thi, Lieu Nguyen, Quynh Truc, thuy chu minh, Sinh Nguyen, Ngoc Tran, phuong hoai, Toản Cao Ngọc, hoan doan, Nguyen Tuong Van, van tu nguyen, huuthinh do, Ruby Pham, Si Lecong, Cao Phan Thanh, My Nguyen, Long Bao quynh, Tôi yêu Việt Nam, Nhung Mai, Thinh Nguyen, nhi Nguyễn, Huyền Nguyễn, Thảo Ngô, Hữu Đức Nguyễn, Tuandao Minh, Duong Le Duc, Nguyen Thi Huyen Nga, Tran Hieu Nguyen, Thanh Tam, phuong hoai, Hoai Vu, Trung mai, van luong, Duc Nguyen Huu, Thi Thuy Tran, Như Hiền, Uc Nguyen, Ngoan Do, Lai Nguye, Binh Nguyen Thanh, Ha Nguyen, Thao Nguyen Hoang, Khanh Ha Ca Vo, lưu thị bình, Quốc rin Pham, Ma Tân Xứ Nẫu, duyên hồng pt, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trần Hiếu Nguyễn, my Nguyễn, Dinh Trung, Tho Ton, Tuyen nguyen, Nguyễn Thị Thùy Trang, Dung ha, Vu ta tu, Tèo cao minh, Thi dao mai, Trần Mẫn Đạt Huỳnh, giang vy, Thu Nguyễn, ngoc nguyen, Nguyễn Thi lê My, Thanh Nga Nguyen, Cook Tom, Hoc Nguyen van, tuyethuynh1964, Dieu Linh ha Thi, Dong Nguyen The, Quỳnh Iris de Prelle, Mỹ Hà Đoàn, Duy Buu, Tường Anh Linh, Tuyết Nhung Triệu, Song Dai, Dong Mây Thong, Trang Nguyễn Thị Thùy, Hạnh Bảo, Trần Hiếu Nguyễn, phước vothi, Trần Thị Thoan, vinh hoa nguyen, Đạt Nguyễn Huỳnh, Thị Hiền Lê, Phùng Mỹ Lâm, Hien Duong, Minh Út Nguyễn, Loc Le, Phuong Hoai, Binh An, Ha Thu, Nguyễn Ngọc Hùng, Kim Ngân Cao, Nga Cao, Nguyễn Văn Mai, Hồng Thắm, duc nguyen nguyen, Thi Thuy Tran, Phạm Huỳnh Luân, Dương lê Đức, Tường Anh Linh, ngoc nguyen, Thanh Tú Nguyen dat vo, Hien Le, Hoa Mai, trang pham, lang Ton That, Kim Ha Tran, ngoc nguyen, thanhtuantqn, Trieu Ve, Le Minh Hai PT, Quỳnh Chi Ngô, Chau Que Huynh Ngoc, Diep Bui, Hoi Le Quang, Peter Ben, Anh Thư Pham, Luu Cam Van, khue viet truong, Minh La Thao, Van Hung Nguyen, Xuan Thi, Nhu Y Le Huynh, Si Lecong, Dũng Mai Duc, ngoc nguyen, Nguyen Khanh Linh, Nhung Pham, Kieu Nguyen, Hương Giang Nguyen Thi, Thanh chung chi, Thắm Bùi Thị Ngọc, Hải Bùi Thị, Nguyễn Thị Huyền Nga, Thuy Ho, Khải Trần Kym nè, Nguyễn Nhật Thanh, Yên Trám, Lê Lê, Bích Ngọc, Vũ Thần, Tạ Thanh Hải, Nhà Mây, Tùng Minh, Huong nguyen, Thị Thúy Trần, Hoàng Trần, Thanh chung chi, Vu ta tu, Hạnh Nhân Le, Kim Anh Huynh, Trương Minh Thua, Thương Hoài, Thanh Le, Hành Nghĩa, Thắm Bùi Thị Ngọc, Hồng Anh Nguyen, ThienLoc Huynh, Công Nguyễn, Nẻo Về Thiện Lành, Châu Quế Huỳnh Ngọc, nghia pham, văn Tuấn, Diệu Hiền Dương, Bích Ngọc, manh hoainam, Thuy Le, Nhung Dinh, Kha Nguyen, Lý Thị Dung, Nguyễn Thị Nở, Hien Duong, Quỳnh Nguyễn, Yến Anh Nguyễn, Nguyen Hongminh, Vũ Trần, Anh Vo, Hà Trần, Thu Hien, yen pham, Nguyen Minh, Tran Dang, Lê Văn Dũng, Hiền Anh Vũ thi, tu nguyễn đình, Kha Nguyen, Minh Tran, Anh Thien Nguyen Do, Ms Hoa, Thị Mai Hien Le, Loan Mai, Anh Nguyen, Nguyen Thi Hong Minh, bsn JoLy, (BeTo) Mưc, Thảo Nguyễn Hoàng, Ngoan Đỗ, nguyen hoa binh, phuong lien du,Thiên Nhất Trần, Hà Trần, Minh Vân Lê, Nhung Dương Thị, Ngan Lam, Huong Bui, Duong Hung, Võ Bích hạnh, Đoàn Hòa, Hùng Đinh Ngọc, Lư Thế Nhã, Thắng Phạm, Nguyệt Lại, Minh Tien, Nguyen Do, Thu Hằng Trần Thị, nguyen huyen, sg wong lan, Hai Duong Thanh, Tuyet Minh Tran, Le Le, Minh Thu, Hạo Phùng, Luyen Dinh, Ngô Quốc Việt, Minh Nguyen, Huynlinh Voduong, Tran Van Thai, Hùng Đinh Ngọc, Hảo Nguyễn Như, Loan Mai, Dung Thanh, Hoang Anh Linh, Thu Hoang, Đức Anh, Bích Phạm, Đinh Lệ, Bach Phan Tran, Nguyễn Phạm Hải Dương, Thị Hương Nguyễn, Thiên Di Kim, Bích Nhàn Nguyễn Thị, Ngô Nữ thùy Linh, Vien ngoc tran, mai lương phuong, Tra My, Phạm Thị Quyên, Mỹ Châu Nguyễn Thị, Bui Ngoc Thuy, van Truong tran, tam minh, Nga Cao, lan Huong Le Thi, Hai Bui Thi, Phuc Nguyen Nhan, Yến Lê, son pham, Hong tuoi nguyen, Linh Linh, Tuan Buu Le, Dinh Trung, thanh lan, Tặng vũ, Hoai phuong tran, ngoc nguyen, Hong ha Mary, Sơn Pham, Duc Phan Tan, Hồng Nguyễn, Quỳnh Chi Nguyễn Hoang Van, Đinh Phùng Văn, uyen bao, tu mai, Ngoc Hong, Thi Nguyen, Truc Nguyen, maitao, thảo vy, Tu Hao Lam, Huyen Nguyen Thi, Từ Linh, Trúc Phương Tivi Mẹ, Mai Tao, Giao Thừa Nguyễn, Tặng Vũ, văn Trương Trần, Phương Lý, Giao Thừa Nguyễn, Hiền Trần, Nhật Linh Phạm Ngọc, Nhan Hoang, Thị Liêu, Hồng Anh Nguyễn, ...

BAN TỔ CHỨC

Chuối ngào gừng - món ấm áp tình mẹ Chuối ngào gừng - món ấm áp tình mẹ

TTO - Lũ trẻ chúng tôi cũng quây quần bên bếp lửa, nhâm nhi miếng chuối ngào gừng mà nghe hương vị thơm thơm, ấm nồng cùng vị ngọt của chuối, mùi thơm của đậu phộng sắt se nơi đầu lưỡi.

PHÙNG HẠO (SÓC TRĂNG)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên