Thứ 7, ngày 16 tháng 1 năm 2021
Chính trị gia Úc đi công tác, đại gia viễn thông Trung Quốc ‘bao hết’
TTO - Nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc, Huawei, là nhà tài trợ lớn nhất cho chính khách Úc trong các chuyến công tác nước ngoài, một phân tích mới đây cho thấy.

Biểu tượng của Huawei tại một triển lãm công nghệ - Ảnh: REUTERS
Thông tin trên được đài ABC của Úc công bố ngày 26-6, dẫn nguồn phân tích từ Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Úc (ASPI).
ASPI đã tiến hành nghiên cứu trên dữ liệu những chuyến đi được công bố, và nhận thấy Huawei đã trả tiền cho 12 chuyến đi của quan chức liên bang Úc, trong tổng số 55 chuyến đi có tài trợ của những nhân vật trong chính trường nước này.
Các khoản thanh toán này bao gồm các chuyến bay hạng thương gia, chuyến đi nội địa, chỗ ăn ở từ năm 2010 tới nay.
Các chính trị gia Úc được tài trợ có Ngoại trưởng Julie Bishop, Bộ trưởng Thương mại Steve Ciobo và cựu bộ trưởng thương mại Andrew Robb.
Sau Huawei, tập đoàn khai thác quặng sắt Fortescue Metals là nhà tài trợ lớn thứ hai, vốn đã trả phí cho 5 chuyến đi tương tự trong cùng thời gian.
Các đơn vị tài trợ Úc và Israel không nằm trong danh sách doanh nghiệp trang trải phần lớn số lượng chuyến đi còn lại.

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull và Ngoại trưởng Julie Bishop - Ảnh: REUTERS
Thông tin về việc một trong những đại gia ngành công nghệ Trung Quốc tài trợ mạnh tay cho chính trị gia Úc được đưa ra chạm đúng vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa Trung Quốc và Úc hiện nay.
Hãng tin Reuters cho biết một số chính khách Úc đã kêu gọi không cho Huawei tham gia vào việc xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông 5G ở Úc.
Họ cho rằng điều này ảnh hưởng tới mối lo về việc Huawei có liên hệ trực tiếp tới chính quyền trung ương Trung Quốc.
Trong khi đó ở Úc lâu nay vẫn tranh cãi về nghi ngờ "Trung Quốc tìm cách tạo ảnh hưởng lên chính trường Úc".
Thủ tướng Úc Malcolm Turnburn là người cáo buộc Trung Quốc có ý đồ can thiệp chính trường, và hiện nay Canberra đang chuẩn bị thông qua luật được cho nhằm hạn chế sức ảnh hưởng của Bắc Kinh lên các chính trị gia.
Bên phía Huawei, công ty này bác bỏ mối liên hệ giữa họ với chính quyền Trung Quốc. Người phát ngôn của Huawei tại Úc, ông Jeremy Mitchell, khẳng định công ty không làm điều gì sai trái. Ông nói với đài ABC: "Chúng tôi sẵn lòng mời báo chí, doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu và chính trị gia đến thăm và hiểu chúng tôi rõ hơn".
-
TTO - Báo cáo công bố ngày 14-1 của Đơn vị phân tích kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist cho thấy Việt Nam đang vươn lên nhanh chóng, trở thành trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng giá rẻ.
-
TTO - Hệ thống quản lý thông tin về dịch COVID-19 và thông tin về những người nhập cảnh bắt đầu thực hiện quy trình giám sát khép kín, mọi người nhập cảnh đều phải được cách ly tối thiểu là 14 ngày hoặc kéo dài hơn.
-
TTO - Đài Loan bác ngay đề xuất thực hiện 'bong bóng tết' với Trung Quốc đại lục giữa nỗi lo tình hình COVID-19 tại tỉnh Hà Bắc tương tự với Vũ Hán năm ngoái.
-
TTO - Nick Út, tác giả bức ảnh 'Em bé Napalm', cho biết ông bị một kẻ lạ mặt tấn công sau khi quyết định nhận Huân chương Nghệ thuật do Tổng thống Trump trao tặng.
-
TTO - Ngày 15-1, Hội đồng Y khoa quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm chủ tịch đã chính thức ra mắt. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có Hội đồng Y khoa quốc gia để đánh giá năng lực y bác sĩ trước khi họ hành nghề chính thức.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận