19/08/2024 08:00 GMT+7

Chiến lược hội nhập quốc tế phát huy tác dụng với doanh nghiệp

Chiến lược quốc tế hóa để hướng tới sự bền vững và minh bạch được Nam Long (HOSE: NLG) kiên định áp dụng trong suốt hơn một thập kỷ qua.

Chiến lược hội nhập quốc tế phát huy tác dụng với doanh nghiệp- Ảnh 1.

Tập đoàn Nam Long ký kết hợp tác cùng Nishi-Nippon Railroad, Tân Hiệp và TBS Group, phát triển dự án Waterpoint giai đoạn 1 năm 2018.

Chiến lược chủ động hội nhập quốc tế

Tiền thân của Tập đoàn Nam Long là một trong số ít công ty xây dựng ngoài quốc doanh đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào đầu những năm 1990, với số vốn ban đầu vỏn vẹn 700 triệu đồng. Thời điểm đó, ít người nghĩ rằng chỉ sau 3 thập kỷ, một công ty gia đình có thể phát triển thành một tập đoàn có tổng tài sản hơn 28.000 tỉ đồng. 

Bên cạnh những kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực, tập đoàn đã tạo nên những dấu ấn sâu sắc trên thị trường nhờ chiến lược "quốc tế hóa", hội nhập sâu rộng, huy động vốn thành công trên thị trường quốc tế, được các tổ chức uy tín đánh giá cao.

Từ nhiều năm nay, tập đoàn có được sự đồng hành lâu dài của các cổ đông và đối tác chiến lược, trong đó có các tổ chức danh tiếng như Goldman Sachs, Mekong Capital, IFC (World Bank), Iberworth (Keppel Land), Hankyu Hanshin Properties, Nishi-Nippon Railroad… Những bước tiến đó là thành tựu của chiến lược hội nhập quốc tế "đứng trên vai người khổng lồ", mà ban lãnh đạo từng bước đặt nền móng và củng cố trong hơn một thập kỷ.

Từ năm 2008, tập đoàn đã chủ động đặt viên gạch đầu tiên để mở ra con đường hội nhập, bắt tay với các đối tác ngoại, nhằm chủ động nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro từ biến động thị trường hay lãi vay. Năm đó, ngay sau khi mời quỹ ASPL (Tập đoàn Ireka - Malaysia) và Công ty Nam Việt (100% vốn của Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs) trở thành cổ đông chiến lược, Nam Long, lần đầu tiên, đã huy động được 15 triệu USD vốn dài hạn từ tổ chức quốc tế.

Liền ngay sau đó, một loạt tên tuổi tầm cỡ thế giới như Quỹ VAF, do Mekong Capital quản lý và IFC thuộc World Bank, cũng đánh giá cao về tiềm năng và chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn và đầu tư vào tập đoàn.

Keppel Land, một công ty đa quốc gia của Singapore, cũng trở thành cổ đông chiến lược của tập đoàn vào năm 2015 khi tham gia mua 7,1 triệu cổ phần trong đợt chào bán riêng lẻ. Cho đến nay sau 9 năm, Keppel Land vẫn là một trong những cổ đông chiến lược, nắm giữ hơn 8% cổ phần.

Ở cấp độ dự án, năm 2015 hai tập đoàn có hàng trăm năm kinh nghiệm đến từ Nhật Bản là Hankyu Hanshin Properties và Nishi-Nippon Railroad khi đặt chân đến thị trường Việt Nam cũng lựa chọn Nam Long để đồng hành. 

Mối lương duyên giữa Nam Long và hai đối tác kéo dài suốt 10 năm đã mang đến nhiều "trái ngọt" cho thị trường bất động sản, với các dự án đậm dấu ấn Nhật Bản như: Flora Anh Đào, Fuji Residence, Kikyo Residence, Mizuki Park, Akari City cung cấp hàng nghìn sản phẩm cho thị trường bất động sản TP.HCM.

Chiến lược hội nhập quốc tế phát huy tác dụng với doanh nghiệp- Ảnh 2.

Nam Long có mối quan hệ bền chặt gần một thập kỷ với các đối tác Nhật Bản, phát triển nhiều dự án trọng điểm.

Quan hệ hợp tác giữa hai đối tác Nhật và tập đoàn phát triển lên một vị thế mới, với việc bắt tay triển khai dự án các khu đô thị tích hợp quy mô lớn như Waterpoint (giai đoạn 1 với 165 héc ta), Izumi City (170 héc ta).

Hội nhập quốc tế - Chiến lược để đi xa hơn

Những "cú bắt tay" đã từng bước củng cố sức mạnh, thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn qua nhiều giai đoạn thị trường. Dù đồng hành theo phương thức nào, các đối tác cũng mang đến nguồn vốn đầu tư dồi dào từ các quỹ đầu tư quốc tế, giúp tập đoàn gia tăng tiềm lực, tăng cường sự ổn định tài chính, thực hiện cùng một lúc nhiều dự án lớn.

Cũng bởi vậy, trong báo cáo vừa phát hành của FiinRatings - đơn vị xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam - đánh giá triển vọng của Nam Long ở mức "Ổn định", với năng lực kinh doanh ở mức Tốt và rủi ro tài chính ở mức Trung bình. 

Tổ chức này nhận định tập đoàn bất động sản duy trì được vị thế cạnh tranh tốt so với các doanh nghiệp khác trong ngành nhờ phân bổ và luân chuyển vốn linh hoạt. Không chỉ gia tăng tiềm lực tài chính, việc chú trọng hợp tác với các đối tác quốc tế kinh nghiệm còn tạo ra giá trị gia tăng tốt hơn cho sản phẩm.

Chiến lược hội nhập quốc tế phát huy tác dụng với doanh nghiệp - Ảnh 3.

Mizuki Park - khu đô thị tích hợp tại TP.HCM - là một trong số "trái ngọt" từ mối quan hệ hợp tác giữa Nam Long và các đối tác Nhật.

Chiến lược hội nhập quốc tế phát huy tác dụng với doanh nghiệp- Ảnh 4.

Khu đô thị Waterpoint không chỉ kiến tạo môi trường sống chất lượng tiêu chuẩn quốc tế mà còn là tài sản giàu tiềm năng gia tăng giá trị trong tương lai cho cư dân.

Ông Nguyễn Xuân Quang, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, nhiều lần chia sẻ thành tựu lớn nhất trong hơn 32 năm phát triển của tập đoàn là xây dựng được một doanh nghiệp hội nhập quốc tế và sẵn sàng phát triển. 

Ông cũng nhấn mạnh hội nhập không đơn thuần là về văn hóa, mô hình kinh doanh, chính sách kinh doanh, mà liên quan đến cả tổ chức, từ hội đồng quản trị, điều hành và bộ máy.

Và gần đây, chiến lược "quốc tế hóa" càng được củng cố khi hội đồng quản trị Nam Long bổ nhiệm ông Lucas Ignatius Loh Jen Yuh - người có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức/tập đoàn hàng đầu châu Á - vào vị trí tổng giám đốc tập đoàn này.

Ông Lucas Ignatius Loh Jen Yuh có 20 năm giữ chức vụ lãnh đạo và quản lý cấp cao CapitaLand tại Trung Quốc, IRAS - Cục Doanh thu nội địa Singapore; Temasek Holdings - tập đoàn đầu tư toàn cầu thuộc sở hữu của Chính phủ Singapore; Tập đoàn bất động sản Hopson…

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên