Nhật thực toàn phần chụp ở vùng Piedra del Aquila, tỉnh Neuquen, Argentina hôm 14-12 - Ảnh: AFP
Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng di chuyển đến vị trí ở giữa Trái đất với Mặt trời và cả 3 nằm thẳng hàng với nhau. Khi đó, Mặt trăng sẽ che đi Mặt trời và để lại một vùng bóng tối trên Trái đất.
Hiệu ứng "nhẫn kim cương" mãn nhãn được quan sát tại Argentina - Ảnh: AFP
Ở vị trí thích hợp, người trên Trái đất sẽ thấy được khung cảnh Mặt trăng che phủ hầu như hoàn toàn Mặt trời, để lại bầu trời tối đen giữa ban ngày, hiện tượng này gọi là nhật thực toàn phần.
Nếu thời tiết thuận lợi, người xem nhật thực toàn phần có thể thấy được bầu trời sao dù chưa phải ban đêm.
Video ghi lại quá trình nhật thực toàn phần ngày 14-12 - Video: AFP
Nhật thực một phần quan sát tại thủ đô Buenos Aires của Argentina, Mặt trời có dạng trăng khuyết - Ảnh: AFP
Ở một phạm vi nhất định xung quanh các địa điểm quan sát được nhật thực toàn phần, người dân có thể thấy hiện tượng nhật thực một phần. Khi đó, Mặt trăng chỉ che phủ một phần khiến Mặt trời có dạng như trăng khuyết.
Nhật thực toàn phần cũng trải qua các giai đoạn một phần, đặc biệt có hình dạng lưỡi liềm rất mỏng ngay trước và sau thời điểm toàn phần.
Ngay sau pha toàn phần, Mặt trời lộ diện dưới dạng một lưỡi liềm rất mỏng - Ảnh: AFP
Nhật thực ngày 14-12 diễn ra khi giờ Việt Nam là buổi tối, vì vậy người dân nước ta không có cơ hội chứng kiến cảnh tượng hấp dẫn này.
Người dân Chile sử dụng kính chuyên dụng để quan sát nhật thực toàn phần - Ảnh: AFP
Người dân Argentina theo dõi nhật thực qua một thiết bị phóng chiếu - Ảnh: AFP
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận