05/12/2013 05:02 GMT+7

Chỉ vài sân bay trên cả nước có hàng rào bảo vệ

LÊ NAM thực hiện
LÊ NAM thực hiện

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lại Xuân Thanh, cục trưởng Cục Hàng không VN, cho rằng do nhu cầu phát triển của một trung tâm kinh tế, xã hội năng động như TP.HCM và thiếu quy hoạch từ sớm nên quy mô của sân bay Tân Sơn Nhất đã bị thu hẹp đáng kể. Ông Thanh cho biết:

Nhà tốc mái, dân: do máy bay, chuyên gia: không có chuyện đóKhông có máy bay bay thấp hơn độ cao quy địnhSống dưới phễu bay

xW1ilWQF.jpg
Ông Lại Xuân Thanh - Ảnh: L.N.
- Suốt nhiều năm liền sau năm 1975 sân bay không hề có quy hoạch chính thức, mà nhu cầu xây dựng nhà cửa của người dân, các tổ chức, đoàn thể xây dựng các công trình để phát triển đã lấn chiếm dần phần diện tích của sân bay. Mãi đến năm 1995, Chính phủ mới công bố quy hoạch tổng thể cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất với phần diện tích sử dụng 605ha và phần diện tích mở rộng thêm là 517ha. Quyết định này yêu cầu các cơ quan liên quan lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất, xác định ranh giới mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất làm cơ sở pháp lý cho việc giao sử dụng đất và lập phương án đền bù hợp lý trình Thủ tướng quyết định vào cuối năm 1995... Khi quy hoạch được công bố, các cơ quan quản lý bắt đầu kiểm soát diện tích của sân bay theo quy hoạch thì tình hình lấn chiếm vào khu vực sân bay mới dần dần được kiểm soát.

* Bài học thiếu quy hoạch kịp thời, không xây dựng tường rào bảo vệ phạm vi của sân bay Tân Sơn Nhất có được Cục Hàng không VN nghiên cứu kỹ khi có rất nhiều sân bay trong tổng số 21 sân bay ở nước ta chưa có hàng rào bảo vệ?

- Đến nay, chỉ có vài trong tổng số 21 sân bay trên cả nước có hàng rào bảo vệ bên ngoài theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nên dẫn đến tình trạng người, động vật... vào bên trong sân bay, thậm chí vào cả đường cất và hạ cánh của máy bay, uy hiếp trực tiếp đến an ninh hàng không. Rất nhiều sân bay hiện nay mỗi khi có máy bay cất/hạ cánh đều phải huy động hết nhân lực của sân bay ra xua trâu đuổi bò, dùng xe cứu hỏa dọn đường, bảo vệ đường cất/hạ cánh để ngăn chặn khả năng xâm nhập vào khu bay.

Bộ trưởng Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) trong năm nay lập kế hoạch, tìm kiếm vốn để trong vòng vài năm tới đầu tư xây dựng toàn bộ hàng rào cho các sân bay mà ACV khai thác. Theo ACV, phải cần 1.000 tỉ đồng (trung bình mỗi sân bay cần 30 tỉ đồng) để xây dựng các hàng rào sân bay...

* Ở một số quốc gia, người ta quy hoạch một khu vực hạn chế người dân xây dựng nhà ở nhằm giảm thiểu khả năng ô nhiễm tiếng ồn do việc cất/hạ cánh và hoạt động của sân bay gây ra. Cục có xây dựng quy hoạch này cho các sân bay tại VN?

- Hiện nay, trong quy hoạch tại các sân bay, cơ quan quản lý chỉ mới xây dựng tiêu chuẩn tĩnh không bên ngoài hàng rào sân bay để đảm bảo an toàn cho hoạt động bay theo kiểu dân ở trong khu vực này chỉ được xây nhà với chiều cao tối đa là bao nhiêu, chứ chưa đề cập và đặt ra việc xây dựng tiêu chuẩn về khoảng cách an toàn để hạn chế tiếng ồn cho khu dân cư. Hiện cục chỉ mới xây dựng bản đồ tiếng ồn của các sân bay, còn tiêu chuẩn tiếng ồn của sân bay chưa có. Chúng tôi sẽ xây dựng tiêu chuẩn tiếng ồn của sân bay để tính toán lại việc hoạt động của sân bay ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân như thế nào. Lâu nay, người dân ở gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất phàn nàn họ phải sống trong một môi trường quá ồn do việc cất/hạ cánh của máy bay, nhưng cũng chưa có một số liệu nào cho thấy hiện nay ở sân bay này tiếng ồn đo được là bao nhiêu decibel...

Theo Cục Hàng không VN, dự báo tăng trưởng sản lượng hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất năm nay đạt khoảng 19 triệu lượt khách. Trong thời gian từ năm 2018-2020 sân bay này sẽ đạt công suất thiết kế là 20-25 triệu lượt khách/năm và sẽ quá tải các năm sau đó. Trong khi đó, việc mở rộng để nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác là rất khó thực hiện do sân bay chỉ có hai đường hạ cất cánh song song dạng đóng (3.800m x 45,72m và 3.048m x 45,72m, dãn cách 350m).

Nếu đầu tư thêm một đường hạ cất cánh tương đương về phía bắc của sân bay cũng không khả thi do sân bay nằm trong khu vực dân cư dày đặc, nhiều con đường đã giới hạn khu vực này, quỹ đất dành cho phát triển mở rộng rất hạn chế nên cũng khó phát triển hệ thống giao thông tiếp cận khi nâng cao công suất khai thác...

LÊ NAM thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên