18/03/2013 08:04 GMT+7

Chấn chỉnh tình trạng loạn sách tham khảo

VĨNH HÀ - THU HÀ ghi
VĨNH HÀ - THU HÀ ghi

TT - Từ câu chuyện gây bức xúc cho hàng ngàn bạn đọc về nhiều cuốn sách đang lưu hành dùng cờ Trung Quốc dạy trẻ Việt, Tuổi Trẻ tiếp tục đặt câu hỏi cho Bộ GD-ÐT và Hội Xuất bản.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Vì sao những hiện tượng sai phạm như vừa qua lại có thể xảy ra? Làm thế nào để công tác xuất bản vẫn đảm bảo sự thông thoáng, dân chủ, cởi mở mà vẫn tránh được những sai phạm đủ hình thức? Giải pháp nào để chấn chỉnh chất lượng sách tham khảo khi nhiều NXB đang liên kết với các đối tác chỉ nhằm vào siêu lợi nhuận? Bộ GD-ÐT trông chờ NXB tự nâng cấp hay cần tổ chức thẩm định hoặc giới thiệu những sách tham khảo được thẩm định bởi một hội đồng khoa học có uy tín để định hướng cho phụ huynh và học sinh?

0cq7SLxT.jpg
Ảnh: Hồng Vân
* Thứ trưởng Bộ GD-ÐT NGUYỄN VINH HIỂN:

Sẽ cấm giáo viên bán sách tham khảo

Năm 2008, Bộ GD-ÐT đã có công văn hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa phổ thông và sách tham khảo. Ðến nay, về cơ bản, các nội dung trong công văn này vẫn phù hợp với tình hình thực tại. Nhưng trước tình trạng có những cuốn sách tham khảo có "sạn" xuất hiện trên thị trường và có thể lọt vào hệ thống nhà trường, Bộ GD-ÐT sẽ rà soát lại nội dung công văn này để bổ sung quy định mới và phối hợp với các cơ quan liên quan khác để kiểm soát tốt hơn về chất lượng sách tham khảo.

Sách tham khảo vẫn cần thiết cho người dạy và người học nếu biết khai thác hiệu quả. Nhưng việc ép buộc học sinh mua sách, lợi dụng hệ thống nhà trường để giới thiệu, quảng bá sách cho doanh nghiệp là việc không được làm. Công văn của Bộ GD-ÐT mới chỉ dừng lại ở quy định "không bắt buộc học sinh", nhưng chưa có quy định cấm giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp bán sách hoặc giới thiệu, quảng bá sách tham khảo với mục đích vận động phụ huynh, học sinh mua sách. Chắc chắn trong quy định mới, Bộ GD-ÐT sẽ đưa nội dung này vào.

Việc "sách tham khảo phải qua thẩm định mới được bán cho học sinh, phụ huynh" là ý kiến cũng nên suy nghĩ. Thẩm định được trước khi sách tới tay học sinh, phụ huynh là tốt. Nhưng muốn thẩm định được phải có những người có trình độ chuyên môn giới thiệu sách, phải thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và nhiều vấn đề khác đi kèm. Trong khi hiện nay có rất nhiều NXB làm sách tham khảo và sách chủ yếu bán bên ngoài hệ thống nhà trường.

Tôi nghĩ trước mắt chính các NXB phải nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập, thẩm định. Là người bỏ tiền mua để sử dụng sách, phụ huynh và học sinh cũng phải tìm hiểu kỹ để tránh việc mất tiền mua sách kém chất lượng và không có lợi cho việc học tập.

Không chỉ có quy định riêng áp dụng trong hệ thống giáo dục, Bộ GD-ÐT cũng tính tới hướng cùng ngồi bàn với Bộ Thông tin - truyền thông để có một thông tư liên tịch về quản lý chất lượng sách tham khảo. Bộ GD-ÐT rất muốn thông tư này sẽ quy định được NXB đạt điều kiện như thế nào mới được phát hành sách tham khảo. Trong các điều kiện đó có điều kiện về đội ngũ biên tập, thẩm định sách. Thông tư cũng phải có những quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của các NXB.

WuHvzSX1.jpg
Ảnh: L.Điền
*Phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản VN NGUYỄN KIỂM:

Phải biết nâng niu, sàng lọc khi làm sách trẻ em

Nguồn gốc của những hiện tượng "lỗi sơ đẳng trầm trọng" đang xảy ra với các xuất bản phẩm không chỉ nằm ở công tác biên tập hay ở khâu hậu kiểm. Nó không chỉ sai ở chỗ cắm cờ Trung Quốc vào sách trẻ em Việt Nam, hay ở chỗ có những lỗi ngớ ngẩn về kiến thức, văn phạm... Nó có những nguyên nhân sâu xa từ hơn nửa thế kỷ chứ không phải chỉ vài năm gần đây.

Chúng ta hiện đang coi hoạt động xuất bản là một hoạt động không thuần túy hướng tới lợi nhuận (phục vụ các mục tiêu chính trị, giáo dục, truyền thống...) nhưng lại để cả xã hội hành xử với xuất bản như một ngành kinh doanh thuần túy, như mọi ngành nghề kinh doanh khác trong nền kinh tế. Và rất nhiều giám đốc NXB đều phải vật vã trước hết với câu hỏi làm gì để tháng này có đủ lương cho cán bộ, nhân viên?

Ở các nước có ngành xuất bản phát triển, người ta quan niệm rất rõ ràng: sách là của NXB, báo là của chủ báo. Sự lựa chọn của người đọc là phán quyết cuối cùng với xuất bản phẩm, nó cũng đánh trực tiếp vào danh dự và cái két của NXB, nên việc họ chăm chút kỹ càng từ bản thảo đến khi ra sách là lẽ đương nhiên.

"Chúng ta hiện đang coi hoạt động xuất bản là một hoạt động không thuần túy hướng tới lợi nhuận (phục vụ các mục tiêu chính trị, giáo dục, truyền thống...) nhưng lại để cả xã hội hành xử với xuất bản như một ngành kinh doanh thuần túy"

Phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản VNNGUYỄN KIỂM

Trong khi ở VN, chúng ta quan niệm báo chí, xuất bản là của Nhà nước, nên đòi hỏi một sự chuẩn mực khác với xuất bản và báo chí phương Tây. Thế nhưng ta lại ít chú ý nuôi dưỡng nó bằng các hình thức: đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh nghề nghiệp. Vì vậy, đội ngũ của chúng ta không đủ mạnh, đủ kiến thức, năng lực, chứ chưa nói đến sự tinh tế, nhạy cảm để làm tốt các công việc trong dây chuyền xuất bản.

Quay lại câu chuyện cờ Trung Quốc xuất hiện trong sách thiếu nhi. Vấn đề không phải đến khâu hậu kiểm mới đặt ra. Quan trọng nhất là trong tư duy của người giám đốc NXB đã phải xác định một nguyên tắc là: sách cho trẻ em Việt Nam - bộ phận người đọc mong manh nhất, nhạy cảm nhất, cần được nâng niu nhất - thì tuyệt đối hạn chế nhập, mua bản quyền từ những nền xuất bản khác biệt với con em chúng ta về văn hóa, thể trạng, tâm sinh lý, phong cách sống... Phải cố gắng sàng lọc thật kỹ từ trước khi cầm bút ký hợp đồng mua bản quyền. Nếu người làm xuất bản được đào tạo, được giáo dục kỹ đến như thế thì mới nên đi làm sách trẻ em.

Còn về chuyện hậu kiểm, có một câu chuyện tiếu lâm nhưng thật đến 100% về đường đi của một cuốn sách: một anh phó phòng hỏi anh nhân viên: cậu đọc kỹ chưa? - Dạ em đọc kỹ lắm rồi ạ; ký nháy rồi trình lên trưởng phòng, lại "cậu đọc kỹ chưa?" -"Em đọc kỹ lắm rồi ạ"... Cứ thế đến giám đốc, ký xuất bản. Chẳng ai có trăm tay ngàn mắt để mỗi năm đọc được khoảng 1.000 tên sách. Phòng xuất bản của Cục Xuất bản chỉ có vài người, mỗi ngày có đến vài trăm tên sách cần kiểm tra.

Vì vậy trước hết để tránh sai phạm, mỗi khâu có trách nhiệm hơn một tí, tinh tường hơn một tí. Nhưng về lâu dài, cách nhìn nhận về xuất bản của Nhà nước và chính sách vĩ mô cho xuất bản phải khác đi, tức là phải đồng bộ từ chức năng, nhiệm vụ đến cơ chế, chính sách thì ngành xuất bản mới mạnh được.

____________

Tin bài liên quan:

Lại dùng cờ Trung Quốc dạy trẻ ViệtBộ GD-ĐT đề nghị thu hồi sách vẽ cờ Trung QuốcThu giữ khoảng 1.000 cuốn sách học vần in cờ Trung QuốcThu hồi sách dạy tiếng Hoa có in đường lưỡi bòBộ GD-ĐT kêu gọi hiến kế để “quản” sách tham khảoThêm một cuốn sách in cờ Trung Quốc“Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”

ZqQQnd8t.jpgPhóng toCó ít nhất năm tựa sách được phát hiện in cờ Trung Quốc gần đây đã khiến nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về trách nhiệm của công ty làm sách, NXB, Cục Xuất bản và Bộ GD-ĐTBybBXQeF.jpgPhóng toCó ít nhất năm tựa sách được phát hiện in cờ Trung Quốc gần đây đã khiến nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về trách nhiệm của công ty làm sách, NXB, Cục Xuất bản và Bộ GD-ĐT4HsQsPiH.jpgPhóng toCó ít nhất năm tựa sách được phát hiện in cờ Trung Quốc gần đây đã khiến nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về trách nhiệm của công ty làm sách, NXB, Cục Xuất bản và Bộ GD-ĐTvmDAQtnb.jpgPhóng toCó ít nhất năm tựa sách được phát hiện in cờ Trung Quốc gần đây đã khiến nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về trách nhiệm của công ty làm sách, NXB, Cục Xuất bản và Bộ GD-ĐTll3aCOta.jpgPhóng toCó ít nhất năm tựa sách được phát hiện in cờ Trung Quốc gần đây đã khiến nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về trách nhiệm của công ty làm sách, NXB, Cục Xuất bản và Bộ GD-ĐT
VĨNH HÀ - THU HÀ ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên