Thứ 6, ngày 27 tháng 5 năm 2022
Canada phản đối tuyên bố chủ quyền của Nga ở Bắc cực
TTO - Trước việc Nga chính thức đệ trình yêu sách chủ quyền đối với một khu vực lãnh thổ tại Bắc cực lên Liên Hiệp Quốc ngày 3-8 vừa qua, Canada đã phản đối dữ dội.
![]() |
Tàu phá băng hạt nhân Yamal của Nga hoạt động tại vùng biển Bắc cực - Ảnh: Telegraph |
Theo đó, một cuộc đàm phán song phương giữa Nga và Canada rất có thể sẽ diễn ra trong tương lai gần để giải quyết vấn đề.
Ngày 4-8, Bộ Ngoại giao, thương mại và phát triển Canada khẳng định: “Toàn bộ các quốc gia ven Bắc Băng Dương cam kết sẽ giải quyết bất kỳ sự chồng chéo thềm lục địa nào và tái khẳng định cam kết này trong Tuyên bố Ilulissat tháng 5-2008”.
Bộ này cho biết tuyên bố Ilulissat được ban hành để ngăn chặn bất kỳ “chế độ quốc tế mới nào muốn thống trị Bắc Băng Dương”.
Cùng với Nga, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy và Canada cũng từng đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với Bắc cực khi cho rằng đây là khu vực thuộc vùng thềm lục địa mở rộng của họ.
Trước đó, Nga từng đệ trình yêu sách này lên Liên Hiệp Quốc nhưng bị gác lại do không có đủ chứng cứ.
Đối với lần đệ trình thứ hai này, Nga tự tin cho rằng họ đã đáp ứng tất cả những yêu cầu cần thiết để hồ sơ được phê duyệt.
Trước quyết tâm lần này của Nga, chuyên gia Rob Huebert từ Trường đại học Calgary cho biết Thủ tướng Canada Stephen Harper cần làm rõ liệu Canada có sẵn sàng đàm phán với Nga về sự chồng chéo lợi ích này hay không.
Ông Huebert khẳng định chính phủ Harper đã thể hiện thái độ cứng rắn đối với việc sát nhập Crimea của Nga. Đối với phần lãnh thổ ở Bắc cực, Canada xem đó là lợi ích quốc gia của mình nên sẽ không dễ dàng nhường bước.
Trước đó, vào tháng 11-2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết quân đội Nga sẽ hiện diện khắp Bắc cực từ vùng Murmansk cho đến Chukotka. Ngoài ra, trong năm tới, Nga sẽ thiết lập các lữ đoàn để hành động cả ở vùng ngoại cực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủy thác thành lập hệ thống thống nhất các căn cứ trên tàu nổi và tàu ngầm ở phần Bắc cực “của Nga”. Ông khẳng định nước Nga phải bảo vệ từng tấc đất tấc biển ở vùng thềm lục địa của mình.
Theo ước tính, khu vực Nga tuyên bố chủ quyền chứa đến 5 tỉ tấn dầu mỏ và khí đốt vẫn chưa được khai thác. Đây được xem là một trong những khu vực giàu tài nguyên nhất tại Bắc cực.
Nếu tuyên bố chủ quyền này được chấp nhận, Nga sẽ có thêm nguồn lợi nhuận khổng lồ khi lãnh thổ được mở rộng thêm khoảng 1,2 triệu km2 với 594 mỏ dầu và 159 mỏ khí đốt, 2 mỏ nikel lớn và hơn 350 mỏ vàng. Nguồn nhiên liệu thu hồi ban đầu ước tính đạt 258 tỉ tấn nhiên liệu, chiếm 60% tổng số tài nguyên hydrocarbon của Nga trong thời điểm hiện tại.
![]() |
Lá cờ Nga cắm dưới đáy biển Bắc cực vào năm 2007 để xác định chủ quyền - Ảnh: Telegraph |
-
TTO - Họp để đốc thúc giải ngân đầu tư công; Dự kiến đầu tuần tới sẽ chi hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động; Nhiều trạm y tế thiếu bác sĩ có chứng chỉ hành nghề; Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình 2022... là những tin đáng chú ý hôm nay.
-
TTO - Đêm 26-5, Bộ Tài chính cho biết xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam đã được nâng lên mức BB+, triển vọng "Ổn định". Triển vọng "Ổn định" là dự báo trong vòng 12-24 tháng kế tiếp kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi.
-
TTO - Nổ súng gần trường học Canada; Nhật nới lỏng lệnh đi lại với 36 nước, trong đó có Việt Nam; Trung Quốc cùng Nga phủ quyết đề xuất trừng phạt thêm Triều Tiên... là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 27-5.
-
TTO - Nhiều chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà tại Vũng Tàu phản ánh từ tháng 3-2022 đến nay họ bị Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu tạm dừng trả tiền điện theo hợp đồng như thường lệ. Vì sao có chuyện này?
-
TTO - Mỹ sẽ không cản Trung Quốc phát triển nhưng muốn Bắc Kinh tuân thủ các quy tắc quốc tế là thông điệp của Ngoại trưởng Antony Blinken trong bài phát biểu được chờ đợi từ lâu về chiến lược của Mỹ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận