10/01/2014 04:20 GMT+7

Cần sự hợp tác từ phía Hàn Quốc

HỒ VĂN
HỒ VĂN

TT - Trong lễ ký kết bản ghi nhớ đặc biệt (MOU) nhằm “Mở lại cơ hội việc làm Hàn Quốc” (Tuổi Trẻ ngày 1-1-2014) cho lao động Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Việc làm và lao động Hàn Quốc Phang Ha Nam có nói: “Nếu giữ được tỉ lệ lao động bất hợp pháp như hiện nay (38,2%) và có những tiến triển hơn trong các biện pháp hạn chế lao động bất hợp pháp thì việc ký lại bản MOU bình thường là điều chắc chắn”.

Mở lại cơ hội làm việc ở Hàn QuốcCơ hội lớn cho lao động đi Hàn Quốc làm việcLao động Việt Nam sẽ tiếp tục được trở lại Hàn Quốc làm việc

qZgbASbg.jpgPhóng to
Bộ trưởng hai nước Việt Nam (phải) và Hàn Quốc ký bản MOU đặc biệt hôm 31-12-2013 tại Hàn Quốc - Ảnh: Hồ Văn

Tuy nhiên, ngay sau lễ ký kết, phía Hàn Quốc đã thông báo cho Việt Nam là tỉ lệ lao động bất hợp pháp tăng trở lại trên con số 40%.Thực tế cho thấy việc ký kết MOU đặc biệt ngày 31-12-2013 là một phần ưu ái của Hàn Quốc cho lao động Việt Nam, cộng với những biện pháp mạnh tay của các cơ quan chức năng Việt Nam. Trong đó, việc ký quỹ trước khi xuất cảnh và nghị định xử phạt từ 80-100 triệu đồng/người lao động bất hợp pháp cũng đã phần nào giảm được tỉ lệ lao động bỏ trốn.

Trước ngày ký MOU đặc biệt, Ban quản lý lao động Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết tỉ lệ lao động bất hợp pháp đăng ký về nước rất nhiều, khiến các chuyến bay về Việt Nam không đủ chỗ. Nhưng sau lễ ký, phía Hàn Quốc thông báo tỉ lệ lao động bất hợp pháp tăng trở lại là điều chưa ai biết được nguyên nhân vì sao. Đây rõ ràng là một thách thức rất lớn, nếu tỉ lệ lao động vẫn tăng lên thì ngay cả bản MOU đặc biệt (có thời hạn một năm) cũng sẽ bị tạm dừng chứ chưa nói đến việc ký kết MOU bình thường như lời hứa của vị bộ trưởng Hàn Quốc.

Vậy làm thế nào để giữ được thị trường Hàn Quốc là một câu hỏi mà ngay cả Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cũng cho rằng “rất căng thẳng”. Thực tế cho thấy dù Việt Nam có đưa ra nhiều biện pháp mạnh tay nhưng cũng khó giảm được tỉ lệ lao động dưới 40% như mong muốn của hai bên. Bởi tình trạng bỏ trốn sau khi hết hạn hợp đồng hoặc bỏ trốn ngay khi vừa đặt chân đến Hàn Quốc là điều quá dễ.

Một lao động người miền Trung tâm sự: “Tụi tôi đi biển lâu lâu gặp anh em làm trên bờ nên có sự so sánh về mức lương, về công việc hoàn toàn chênh lệch. Từ đó hầu như thuyền viên nào cũng có ý định bỏ trốn. Mà bỏ trốn thì luôn có người cưu mang, luôn có doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp nhận”.

Vì vậy nếu được phía Hàn Quốc - nhất là các doanh nghiệp - cùng ý thức không sử dụng lao động bất hợp pháp thì tình trạng lao động VN bỏ trốn mới có thể giảm. Còn không, mọi nỗ lực từ một phía sẽ rất khó cho lợi ích của hai bên. Trong trường hợp này, cơ quan lao động nên nhờ phía bạn cùng hợp tác để kiếm thêm cơ hội việc làm cho người dân của mình, cũng là xây dựng hình ảnh lao động VN tốt hơn trong mắt bạn.

HỒ VĂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên