Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong kịch bản Trái đất nóng thêm 3 độ C - Nguồn: CLIMATE CENTRAL
Theo Climate Central, khoảng 50 thành phố lớn ven biển cần thực hiện các biện pháp thích ứng "chưa từng có" để ngăn nước biển dâng nuốt chửng các khu vực đông dân nhất.
Phân tích các dữ liệu và kết hợp với chuyên gia từ Đại học Princeton (Mỹ) cùng Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (Đức), Climate Central đã cung cấp viễn cảnh trực quan về cuộc sống tại nhiều đô thị nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C.
Theo một báo cáo công bố trong tháng 8, nhiệt độ Trái đất đã tăng hơn khoảng 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ nên duy trì ở mức dưới 1,5 độ C - ngưỡng quan trọng để tránh những tác động nghiêm trọng nhất của khủng hoảng khí hậu.
Trong kịch bản lạc quan nhất, khi lượng phát thải khí nhà kính bắt đầu giảm xuống ngay từ hôm nay và bằng 0 vào năm 2050, mức tăng nhiệt độ vẫn sẽ đạt đỉnh trên ngưỡng 1,5 độ C trước khi giảm xuống.
Với kịch bản tiêu cực nhất là lượng khí thải tiếp tục tăng cao hơn vào năm 2050, hành tinh của chúng ta có thể tăng thêm 3 độ C sớm nhất vào năm 2060 hoặc 2070. Băng ở hai cực sẽ tan nhiều hơn dẫn tới việc các vùng ven biển bị nhấn chìm một phần hoặc toàn bộ.
Theo phân tích của Climate Central, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất do mực nước biển dâng trong dài hạn.
Quảng trường và nhà thờ tại khu vực La Habana cổ (Cuba) nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C - Nguồn: CLIMATE CENTRAL
"Việc Trái đất nóng thêm sẽ đòi hỏi sự phòng thủ toàn cầu hoặc con người sẽ phải rời bỏ các thành phố ven biển lớn trên thế giới", nhóm nghiên cứu Climate Central cảnh báo. Trong ảnh: Khu vực Burj Khalifa tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) - Nguồn: CLIMATE CENTRAL
So sánh thành phố Santa Monica thuộc bang California (Mỹ) ở hiện tại và tương lai nếu Trái đất nóng thêm 3 độ C - Nguồn: CLIMATE CENTRAL
Điện Buckingham, nơi ở của Hoàng gia Anh, nếu nhiệt độ tăng và con người không có các biện pháp "phòng thủ" vào năm 2060 - Nguồn: CLIMATE CENTRAL
Bảo tàng Riverside, công trình nổi tiếng của cố kiến trúc sư tài ba Zaha Hadid ở Glasgow (Vương quốc Anh) cũng không thoát khỏi sự xâm lấn của nước biển - Nguồn: CLIMATE CENTRAL
Thủ đô Wellington của New Zealand - Nguồn: CLIMATE CENTRAL
Khu trung tâm tài chính của Hong Kong (Trung Quốc) - Nguồn: CLIMATE CENTRAL
Thành phố cảng Bordeaux của Pháp - Nguồn: CLIMATE CENTRAL
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận