14/03/2023 16:07 GMT+7

Các tàu đi vào vùng biển Phú Quý như thế nào để tránh gặp nạn?

Thời gian qua ở vùng biển đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận liên tục xảy ra những vụ tàu gặp nạn. Không chỉ ghe cá, tàu hàng nhỏ mà trước đây cả tàu hàng quốc tế ngang qua đây cũng hay bị nạn.

Các tàu đi vào vùng biển Phú Quý như thế nào để tránh gặp nạn? - Ảnh 1.

Các tàu cá neo đậu tại vùng biển đảo Phú Quý - Ảnh: ĐỨC TRONG

Các cơ quan chức năng địa phương cũng như lực lượng tìm kiếm cứu nạn lâu năm không còn xa lạ gì với vùng biển đảo Phú Quý. Vậy làm gì để hạn chế thấp nhất những vụ chìm tàu, gặp nạn khi đi qua vùng biển này?

Ông Huỳnh Quang Huy - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản kiêm chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Bình Thuận - giải thích thêm một số lý do gây tai nạn và chia sẻ vài kinh nghiệm cho các thuyền trưởng.

Theo ông Huy, do đặc thù địa lý vùng biển tỉnh Bình Thuận nằm vươn ra nên khi vào mùa gió Đông Bắc - còn gọi là mùa bấc - thì nơi đây sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt nhất. Luồng gió vùng biển nơi đây lúc nào cũng mạnh hơn nơi khác.

Ngoài ra, ở vùng biển đảo Phú Quý có nhiều dãy "rạng cả". Tức là trong quá trình phát triển địa chất ở dưới đáy bị đứt gãy, tạo nên những vách đá dựng đứng, độ chênh lệch vùng biển cao. Những khu vực này luôn luôn tạo thành sóng ngầm, hay gọi là sóng dội.

Các luồng sóng trên đập vào vách đá, dựng ngược lên. Ngư dân thường gọi là sóng "đá gà". Vì vậy, nơi đây còn gọi là vùng biển nguy hiểm. Nhiều nhất là khu vực phía ngoài đảo Phú Quý và trong mũi Kê Gà.

Rất nguy hiểm khi tàu thuyền gặp các con sóng "đá gà" 

Mũi Kê Gà là nơi vươn ra ngoài biển cao nhất, vì vậy sẽ hình thành luồng gió rất lớn, xiết, tạo nên sóng mạnh.

Hai vùng biển nguy hiểm trên xem như là đặc trưng từ lâu, luôn luôn chịu sóng gió lớn trong mùa bấc. Chỉ có những ngư dân lâu năm đi biển mới biết những vùng nguy hiểm này mà né tránh được.

Ông Huy chia sẻ thêm riêng năm nay thời tiết thất thường, cực đoan. Ngay từ trước Tết Nguyên đán, gió bấc đã thổi mạnh và đến nay chưa dứt. Trong khi lẽ ra thời điểm này gần kết thúc mùa gió bấc để tàu cá ngư dân vươn khơi. Vì vậy, mức độ nguy hiểm càng cao hơn.

Ngoài ra những yếu tố đặc trưng vùng biển còn phụ thuộc vào kinh nghiệm điều hành của thuyền trưởng. 

Ông cho rằng thuyền trưởng khi lái tàu vào những vùng biển này phải cảnh giác, tốt nhất đi xa ra một chút, tránh các bãi đá ngầm, vùng nước xiết...

Thực tế những vùng nguy hiểm kiểu như thế đều được các cơ quan chức năng cảnh báo an toàn hàng hải. Đặc biệt, gió thường hay thổi mạnh vào khung giờ trưa và chiều.

Vì sao tàu liên tục gặp nạn ở vùng biển Phú Quý?Vì sao tàu liên tục gặp nạn ở vùng biển Phú Quý?

Đến chiều 12-3, lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những thuyền viên tàu Tuấn Tú 09 và sà lan LA-05923 đang mất tích ở vùng biển Phú Quý (Bình Thuận).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên