Do đó, Mỹ đang nỗ lực tăng thêm sức mạnh cho kho vũ khí hiện có của mình nếu muốn đối đầu với Iran.
Pháp, Đức, Anh sẵn sàng đàm phán với Iran
Loại bom nặng 13,6 tấn chuyên phá boong-ke của Mỹ, gọi là Massive Ordnance Penetrator, được thiết kế đặc biệt để xử lý các căn cứ phòng vệ tối tân của Iran và CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, thử nghiệm đến nay cho kết luận loại bom này không đủ sức để xử lý một số căn cứ của Iran, hoặc là vì các căn cứ nằm quá sâu, hoặc vì chính quyền Iran đã sử dụng các chiến lược phòng vệ hiệu quả làm vô hiệu hóa bom hiện đại của Mỹ.
Báo cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế tháng 11-2011 cho biết có bằng chứng cho thấy Iran đang thực hiện các hoạt động tương tự như phát triển thiết bị hạt nhân.
Báo chí Mỹ cho biết Bộ Quốc phòng nước này đã phải bí mật đề nghị Quốc hội chi tiền để nghiên cứu thêm về khả năng bom có thể xuyên sâu hơn vào đá, ximăng và sắt thép trước khi phát nổ.
Đến nay, Bộ Quốc phòng đã chi khoảng 330 triệu USD để phát triển 20 trái bom - hiện do Boeing sản xuất. Lầu Năm Góc cần thêm 82 triệu USD để làm chúng tăng thêm hiệu quả.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thừa nhận bom Mỹ vẫn có điểm yếu là khi xử lý các boong-ke mạnh nhất của Iran và Mỹ vẫn đang phải tập trung đầu tư nghiên cứu.
Boeing đã giao loạt hàng đầu tiên trong đơn hàng bom siêu trọng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Những quả bom này được sự hỗ trợ của hệ thống GPS sẽ thả vào các mục tiêu bằng máy bay ném bom tầm xa B-52 Stratofortress cũng do Boeing sản xuất hoặc máy bay do thám B-2 của Hãng Northrop Grumman Corp.
Chứa 2.500kg thuốc nổ, dài hơn 6m, loại bom phá boong-ke mới nhất của Mỹ đã được thử ở New Mexico, nơi từng thử quả bom nguyên tử đầu tiên thời Thế chiến thứ 2.
Sức mạnh của chất nổ trong quả bom nay gấp 10 lần loại bom phá boong-ke trước đó mang tên BLU-109. Nó cũng nặng hơn 5 tấn so với loại bom GBU-43 MOAB nổ trên mặt đất vốn được mệnh danh là “mẹ của tất cả các loại bom”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận