06/11/2023 19:18 GMT+7

Bộ Giao thông vận tải muốn cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào danh sách ưu tiên đầu tư

Bộ Giao thông vận tải đề xuất bổ sung cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào quy hoạch và nằm trong danh sách ưu tiên đầu tư.

Phối cảnh siêu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với mức đầu tư hơn 5,45 tỉ USD  - Nguồn: Porcoast

Phối cảnh siêu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với mức đầu tư hơn 5,45 tỉ USD - Nguồn: Porcoast

Đó là nội dung đáng chú ý trong hồ sơ điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến các bộ, ngành và địa phương… liên quan.

Cụ thể, dự thảo quy hoạch bổ sung bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào nhóm cảng biển TP.HCM (thuộc nhóm cảng biển số 4). 

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có phạm vi quy hoạch tại vùng đất và vùng nước tại cửa sông Cái Mép (bên trái luồng Vũng Tàu - Thị Vải). Cảng biển này tiếp nhận tàu có trọng tải đến 24.000 TEU (250.000 tấn) hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.

Chức năng của cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là trung chuyển container quốc tế, được quy hoạch với quy mô, lộ trình đầu tư phù hợp với "Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM" được cấp thẩm quyền phê duyệt. 

Lượng hàng trung chuyển container quốc tế thông qua bến cảng Cần Giờ khoảng 3,84 triệu TEU đến năm 2030 theo đề án của TP.HCM.

Dự thảo điều chỉnh quy hoạch vẫn giữ nguyên quy hoạch các bến cảng tiềm năng tại huyện Cần Giờ gồm: vùng đất và vùng nước bên trái luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, khu vực Bình Khánh, cửa sông Ngã Bảy và khu vực cù lao Gò Gia phù hợp với các quy định bảo tồn vùng dự trữ sinh quyển quốc gia.

Các bến cảng tiềm năng này có chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM, vùng phụ cận; có bến tổng hợp, container, hàng rời, bến khách quốc tế được phát triển đồng bộ với hạ tầng giao thông kết nối cảng; tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, tàu khách 225.000 GT.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 9-2021, khu vực huyện Cần Giờ là các bến cảng tiềm năng thuộc nhóm cảng biển số 4.

Do vậy, để có cơ sở triển khai đầu tư siêu dự án cảng trung chuyển container quốc tế tại khu vực Cần Giờ, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan liên quan, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông vận tải cập nhật, bổ sung dự án vào các quy hoạch để đảm bảo triển khai phù hợp.

Dự thảo điều chỉnh quy hoạch đưa bến cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ vào danh mục các dự án cảng biển ưu tiên đầu tư.

Sớm hình thành cảng cửa ngõ Trần Đề

Với nhóm cảng biển số 5 (khu vực miền Tây), dự thảo điều chỉnh quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 hình thành cảng cửa ngõ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại Sóc Trăng (Trần Đề).

Tầm nhìn đến 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5% đến 6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1 đến 1,25%. Tiếp tục đầu tư cảng cửa ngõ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại Sóc Trăng (Trần Đề) ngoài khơi cửa Trần Đề.

Trình Thủ tướng, TP.HCM khẳng định Trình Thủ tướng, TP.HCM khẳng định 'siêu cảng' Cần Giờ là cảng xanh đầu tiên cả nước

Ngày 23-8, UBND TP.HCM đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án nghiên cứu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên