13/03/2020 12:26 GMT+7

Bộ Công thương: Hàng hóa dồi dào, doanh thu thương mại điện tử tăng 20-30%

N.AN
N.AN

TTO - Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, và cũng đang phát triển khá tốt các ngành công nghiệp nhẹ, nên nguồn cung hàng hóa thực phẩm thiết yếu và hàng tiêu dùng sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Bộ Công thương: Hàng hóa dồi dào, doanh thu thương mại điện tử tăng 20-30% - Ảnh 1.

Thực phẩm bày bán trong siêu thị ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Bộ Công thương vừa thông tin về tình hình nguồn cung hàng hoá trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, gây tâm lý lo ngại của người dân thiếu hàng, sốt giá. 

Theo đó, nhiều hệ thống siêu thị như BigC đã tăng gấp 3 lượng hàng dự trữ; Saigon Coop tăng 50-100%; Vinmart cũng tăng 50-200%. Siêu thị Lotte mart, các hệ thống siêu thị MM Megamarket, nguồn cung đảm bảo và giá ổn định do chủ động hợp tác với nông dân và có các nguồn hàng từ tỉnh thành khác. 

Tại chợ truyền thống hàng hóa cũng dồi dào. Tuy nhiên do lo ngại về dịch bệnh, sức mua tại các chợ giảm 20 - 30%, do người tiêu dùng mua ở siêu thị nhiều hơn. 

Bộ Công thương: Hàng hóa dồi dào, doanh thu thương mại điện tử tăng 20-30% - Ảnh 2.

Tiêu thụ tại chợ truyền thống giảm mạnh do người dân tập trung mua sắm tại siêu thị với nguồn hàng đảm bảo - Ảnh: BCT

Cũng theo số liệu tổng hợp từ các ngành hàng, đối với lương thực thực phẩm, sản lượng thóc năm 2020 là 43,3 triệu tấn (tương đương 26 triệu tấn gạo), trong khi nhu cầu khoảng 19-20 triệu tấn, nên dư thừa cho xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn.

Tổng sản lượng thịt hơi các loại dự kiến thực hiện năm 2020 ước đạt 5,5-5,8 triệu tấn thịt các loại, tăng khoảng 10% so với năm 2019. Trong đó, thịt lợn hơi ước đạt 3,5 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của 100 triệu dân. Chưa kể đến thủy hải sản đạt khoảng 8,2 triệu tấn mỗi năm; rau, củ quả trái cây  đạt khoảng 40-50 triệu tấn. 

Một số điểm có nhu cầu tiêu thụ cao như Hà Nội, nhu cầu mua sắm giảm nên lượng hàng hoá kinh doanh tại các chợ giảm 50-70%. Đơn cử, ở chợ Đồng Xuân, nhiều ki ốt đóng cửa do nguồn hàng về chợ gặp khó khăn. 

Tuy nhiên hoạt động thương mại điện tử và đặt hàng online tăng mạnh. Doanh thu từ thương mại điện tử của một số doanh nghiệp tăng 20-30%. Tình trạng mua gom tích trữ hàng cũng giảm sau những thông tin đảm bảo nguồn cung, tăng nguồn hàng cho thành phố. 

Tại TP.HCM, người dân cũng thay đổi thói quen từ mua sắm hàng ngày sang mua sắm tập trung, có tình trạng mua gom hàng thực phẩm, gây khan hiếm cục bộ tại một số thời điểm. 

Tuy nhiên địa phương này đã có kế hoạch đảm bảo cung ứng hàng hoá, ứng vốn vay dự trữ hàng hóa và có kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng từ 50-100% lượng hàng cung cho thị trường so với ngày thường, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh.

Bộ Công thương: hàng hóa, thực phẩm ở Hà Nội không thiếu Bộ Công thương: hàng hóa, thực phẩm ở Hà Nội không thiếu

TTO - Trước tình hình người dân đi mua thực phẩm sau khi có thông tin ca nhiễm COVID-19 thứ 17 tại Hà Nội, Bộ Công thương phát thông tin trấn an người dân không nên hoang mang, tránh tích trữ hàng hóa do nguồn cung vẫn đảm bảo.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên