Chủ nhật, ngày 11 tháng 4 năm 2021
Biến đổi khí hậu khiến bạch tuộc bị mù
TTO - Lượng oxy trong đại dương giảm dần do tác động lớn của biến đổi khí hậu khiến nhiều loài động vật biển sẽ mất thị lực, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh tồn của chúng. Lâu dài là một tổn thất nặng nề đối với hệ sinh thái biển.

Khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt của cả con người và động vật đều phụ thuộc nhiều vào lượng oxy. Đối với động vật không xương sống và giáp xác như mực, cua, bạch tuộc, oxy càng quan trọng hơn - Ảnh: Fracademic
Để hiểu thêm về tác động của oxy đối với thị giác của động vật không xương sống, nhà nghiên cứu Lillian McCormick, thuộc Viện Hải dương học Scripps ở La Jolla (California, Mỹ) cùng các cộng sự đã thực hiện thí nghiệm trên mực, cua, bạch tuộc.
Đây là những loài ban ngày lặn dưới tầng nước sâu, ban đêm sẽ bơi lên tầng trên để săn mồi. Khi những sinh vật này di chuyển lên xuống, lượng oxy mà chúng hấp thụ cũng sẽ thay đổi đáng kể giữa các mực nước.
Họ gắn các điện cực nhỏ vào mắt mỗi loài để ghi lại hoạt động điện trong mắt của chúng khi võng mạc phản ứng với ánh sáng. Sau đó, mỗi con vật được đặt trong một bể nước được thêm ánh sáng rực rỡ trong khi mức oxy của nước giảm dần.
Kết quả cho thấy hoạt động võng mạc của những loài này giảm đáng kể khi được đặt trong môi trường ít oxy trong ít nhất 30 phút. Thậm chí loài bạch tuộc mất thị lực gần như ngay lập tức, mù hoàn toàn trước khi oxy được điều chỉnh trở lại.
Những kết quả này là minh chứng đầu tiên cho thấy tầm nhìn ở động vật không xương sống biển rất nhạy cảm với lượng oxy và ngưỡng cho phép suy giảm thị lực do giảm oxy là đặc trưng cho từng loài. Chức năng võng mạc bị suy giảm do thiếu oxy có thể thay đổi các hành vi thị giác quan trọng để sống của chúng.
Lillian McCormick cho biết rằng trong môi trường biển, oxy thay đổi theo thang thời gian hằng ngày, theo mùa, giữa các năm và độ sâu. Tầm nhìn có liên quan đến sự sống sót ở nhiều loài động vật biển, đặc biệt là các loài giáp xác, động vật thân mềm và cá.
Giai đoạn đầu đời của những loài này dựa vào tầm nhìn để bắt mồi, phát hiện động vật ăn thịt. Khi nồng độ oxy trong đại dương tiếp tục giảm do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tầm nhìn của chúng sẽ suy giảm và rủi ro sẽ tăng lên.
"Chúng tôi e ngại điều này sẽ đến rất sớm và ngày càng trở nên tồi tệ. Nhiều loài động vật mất thị lực hơn, hệ sinh thái biển cũng bị ảnh hưởng nặng", McCormick nói.
Theo một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Nature, tổng lượng oxy trong đại dương đã giảm 2% trên toàn cầu trong 50 năm qua và được dự báo sẽ giảm thêm 7% vào năm 2100. Biến đổi khí hậu là một yếu tố quan trọng dẫn đến điều này.
-
TTO - Mấy ngày nay dư luận xôn xao chuyện chính quyền tỉnh An Giang đưa ra đấu giá 2 mỏ cát sông Tiền, sông Hậu có được giá "khủng" nhất từ trước đến nay: đấu thầu ban đầu chỉ 7,2 tỉ đồng nhưng được doanh nghiệp bỏ giá lên đến 2.811 tỉ đồng!
-
TTO - Bức ảnh được hải quân Mỹ công bố cho thấy cảnh 2 sĩ quan trên tàu khu trục USS Mustin đang quan sát một tàu quân sự cỡ lớn từ khoảng cách gần. Con tàu sơn màu xám đó có số hiệu 16 và ngoại hình y hệt tàu sân bay Trung Quốc.
-
TTO - Số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày bất ngờ tăng vọt lên 3 con số ở cả Campuchia lẫn Thái Lan khiến dư luận sửng sốt đặt câu hỏi: Chuyện gì đang xảy ra với tình hình dịch bệnh COVID-19 tại đây?
-
TTO - Chỉ trong vòng 2 năm gần đây, VN có thêm 35 sân golf, nâng tổng số sân golf cả nước lên 75 sân. Các địa phương đang đua nhau làm sân golf nên hàng trăm sân golf khác dự kiến sẽ hoạt động trong những năm tới.
-
TTO - Bức thư của tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi nhà giáo, viên chức giáo dục cả nước hôm qua 10-4 đã nhận được sự đồng cảm, sẻ chia từ những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cả phụ huynh.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận