22/10/2021 10:32 GMT+7

Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, người mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí tới lúc chấm dứt?

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm quy định người mua vẫn phải đóng đủ phí đến thời điểm chấm dứt hợp đồng, trong khi Luật dân sự lại quy định khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm nhận thông báo.

Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, người mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí tới lúc chấm dứt? - Ảnh 1.

Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi không nêu "bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách" trong phần bảo hiểm bắt buộc - Ảnh minh họa: NGỌC HIỂN

Sự "chênh" nhau về quy định pháp luật khiến Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo phải làm rõ căn cứ, lý do của việc phân biệt hậu quả pháp lý giữa các quy định nêu trên khi trình bày báo cáo thẩm tra Luật kinh doanh bảo hiểm tại phiên làm việc sáng 22-10.

Cụ thể, tại dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, nội dung về đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm, khi bên mua không đóng đủ phí hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận, thời hạn gia hạn đóng phí.

Thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay trong trường hợp này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

Trong khi đó, Bộ luật Dân sự quy định: "Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp".

Do đó, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị phải làm rõ về hậu quả pháp lý của dự thảo và luật hiện hành.

Đối với bảo hiểm bắt buộc, luật hiện hành quy định "bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách" là bảo hiểm bắt buộc, song trong dự thảo luật không nêu đối tượng này trong nhóm các loại hình bảo hiểm bắt buộc của điều 9.

Trong quá trình thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ quy định về bảo hiểm bắt buộc và bắt buộc phải mua bảo hiểm.

Đối với các quy định về đại lý bảo hiểm, Ủy ban Kinh tế chỉ ra việc dự thảo quy định "Tổ chức không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp mà mình đang làm đại lý" là chưa hợp lý, làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của đại lý bảo hiểm.

Do đó, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo không quy định nội dung này trong dự thảo luật.

Có tình trạng ép buộc tham gia bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đã tồn tại hơn 20 năm, bên cạnh những kết quả đã đạt được, luật còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.

Trong số những hạn chế đó, ông Phớc cho hay hoạt động của đại lý, môi giới bảo hiểm chưa chuyên nghiệp, vẫn còn tình trạng tư vấn bảo hiểm chưa giải thích đầy đủ thông tin về sản phẩm, tìm hiểu chính xác khả năng tham gia bảo hiểm của bên mua bảo hiểm, xúi giục hay ép buộc tham gia bảo hiểm.

Trốn nợ 200 tỉ, nữ chủ hụi về địa phương rút tiền bảo hiểm liền bị tóm Trốn nợ 200 tỉ, nữ chủ hụi về địa phương rút tiền bảo hiểm liền bị tóm

TTO - Quá trình điều tra, Công an huyện Hàm Thuận Nam xác định số tiền bà Lại nợ là gần 200 tỉ đồng. Bà còn có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chuyển nhượng, mua bán 33.000m2 đất.

NGỌC HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên