Thường xuyên vận động thể lực và duy trì chế độ luyện lập đều đặn là bí quyết cho sự thành công. Ảnh minh họa. Nguồn: betterhealth.vic.gov.au
Hiện nay, đời sống ngày càng được nâng cao. Bên cạnh vấn đề ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, chúng ta không có nhiều thời gian để vận động nhất là đối với nhân viên văn phòng, khiến cho năng lượng trong cơ thể không thể tiêu hao, gây tích trữ lớp mỡ bên trong cơ thể làm tăng cân gây ra bệnh béo phì. Béo phì không những làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ về vóc dáng cơ thể mà còn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng trong cơ thể.
Thừa cân, béo phì có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nguyên nhân chính của thừa cân, béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Người có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì bao gồm: người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn ít rau, uống nhiều nước ngọt, bia rượu; người sống tĩnh lại; tuổi trung niên; phụ nữ sau khi sinh; trong gia đình có nhiều người bị béo phì; dân cư đô thị, nhân viên văn phòng;... Dấu hiệu dễ nhận thấy của béo phì là gia tăng trọng lượng và tích tụ mỡ khắp cơ thể, đặc biệt tại vùng eo, bụng, đùi,... Thừa cân, béo phì làm thay đổi vóc dáng, khiến cơ thể trở nên "quá khổ".
Khi bị béo phì, nhiều người chỉ quan tâm đến những ảnh hưởng dễ thấy về ngoại hình và vóc dáng. Còn "phần chìm của tảng băng" là tác hại của béo phì thì ít quan tâm, ít chú ý nhưng lại chính là những hệ lụy về sức khỏe và mọi mặt của đời sống.
Rất nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh béo phì là dấu hiệu cho những nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh lý. Khoa học đã chứng minh béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch, về các rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, về hô hấp và xương khớp, dây thần kinh thị giác, một số bệnh lý ung thư,...
Đối với tim mạch, béo phì gây ra: Tăng huyết áp, suy tim, suy tĩnh mạch. Với biến chứng về chuyển hóa dinh dưỡng, béo phì gây ra nhiều bệnh lý khác như: Mỡ máu cao, bệnh Gout, đái tháo đường (béo phì thường đi kèm với tình trạng kháng insulin, một yếu tố liên quan chặt chẽ với bệnh đái tháo đường. Càng béo phì thì tình trạng kháng insulin càng nặng. Kháng insulin hiện được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn về nội tiết và khả năng sinh sản của phụ nữ bị béo phì).
Béo phì gây ảnh hưởng đến hô hấp và xương khớp. Người bệnh béo phì thường xuyên thấy khó thở khi ngủ, hô hấp hạn chế do mỡ tích tụ khiến lồng ngực khó chuyển động trong quá trình hô hấp. Xương sống được coi là cột ưụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi trọng lượng cơ thể càng cao, áp lực tác động lên cột sống, đĩa đệm càng lớn. Vì vậy, khi mắc bệnh béo phì lâu ngày, có thể gây ảnh hưởng nhiều đến cột sống, gây thoái hóa cột sống và đĩa đệm. Thậm chí, nguy cơ gãy xương cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu hệ thống xương khớp không đủ sức làm đúng chức năng của nó.
Khi mắc bệnh béo phì, lượng đường trong máu sẽ rất cao, từ đó khiến đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng, khiến thị lực suy giảm. Khi bị béo phì cũng gây hại đến dây thần kinh và các mạch máu, vì vậy người bị béo phì thường dễ bị tê tay chân hơn người bình thường.
Theo thống kê thì có đến 35% - 75% nam giới béo phì mắc hiện tượng rối loạn cương dương. Một số nghiên cứu khác đã cho thấy sự liên quan giữa béo phì và một số bệnh lý ung thư như: Ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt. Đã có nhận định rằng: "Chỉ trong vòng 5 năm nữa, có thể béo phì sẽ thay vị trí của thuốc lá trở thành nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư".
Để phòng ngừa thừa cân, béo phì thì việc điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn hợp lý là biện pháp can thiệp hàng đầu. Thường xuyên vận động thể lực và duy trì chế độ luyện lập đều đặn là bí quyết cho sự thành công. Vận động thể lực dưới nhiều hình thức như đi bộ nhanh, đi xe đạp, chơi cầu lông, bơi lội,... là những loại hình phù hợp nhằm tiêu hao năng lượng, giảm cân và tăng cường sức dẻo dai. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại hình vận động phải phù hợp, ưu tiên sức khỏe, mục tiêu và sở thích cá nhân.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có tác dụng kiểm soát cân nặng và ổn định đường huyết. Khẩu phần ăn trong ngày cần được cung cấp đầy đủ thành phần các chất (bột, đường, đạm, béo, xơ), vitamin và muối khoáng. Tuy nhiên, sự cân đối các thành phần trong bữa ăn là cần thiết; năng lượng cung cấp hằng ngày thường được tính toán dựa trên mục tiêu giảm cân hay duy trì cân nặng. Nếu năng lượng nạp vào lớn hơn mức nhu cầu cần thiết, hiện tượng thừa cân xuất hiện kéo theo sự gia tăng nguy cơ những bệnh lý liên quan đái tháo đường và tim mạch.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận