Thứ 5, ngày 28 tháng 1 năm 2021
Khoai củ với phòng chống thừa cân béo phì
Khoai củ ngoài việc có thể sử dụng như lương thực trong bữa ăn hàng ngày còn có vai trò phòng chống thừa cân - béo phì.

Khoai củ có đặc điểm chung là chứa nhiều nước và tinh bột. So với gạo thì lượng tinh bột trong khoai củ thấp hơn, lượng đạm thấp hơn, lượng chất béo rất thấp và năng lượng cung cấp cũng thấp hơn nhưng thành phần xơ và một số vitamin, chất khoáng lại cao hơn.
Về giá trị dinh dưỡng, khoai củ là nhóm thực phẩm có nhiều gluxid (nhưng thấp hơn gạo), lượng protid trong khoai củ thấp và không cân đối, năng lượng do khoai củ cung cấp nhìn chung chỉ bằng 1/3 so với cơm gạo, do vậy là thức ăn thích hợp cho người thừa cân.
Với mục đích là giảm bớt năng lượng trong khẩu phẩn nhưng vẫn không bị cảm giác đói cồn cào gây khó chịu, bữa ăn hàng ngày chỉ cần thay thế 1 - 2 bát cơm bằng 1 - 2 bát khoai củ dưới dạng luộc, hấp, nướng hoặc nấu canh là năng lượng đưa vào đã giảm đi khoảng 20 - 25% mà thể tích lượng thức ăn đưa vào dạ dày không giảm, không gây khoảng trống trong dạ dày dẫn đến cảm giác đói.
Với người thừa cân - béo phì hoặc có xu hướng thừa cân thì việc thay thế một phần cơm gạo bằng khoai củ sẽ giúp giảm dần lượng năng lượng đưa vào cơ thể nhưng không gây xáo trộn nhiều đối với thói quen ăn uống của đối tượng.
Mặt khác khoai củ thường ở dạng nguyên vẹn chưa qua chế biến nên sẽ giữ được hàm lượng vitamin và một số muối khoáng - là thành phần có tính chất bảo vệ đối với cơ thể và tốt cho tim mạch. Trong các loại khoai củ hàm lượng vitamin C cao hơn hẳn so với cơm gạo. Trong khoai lang hàm lượng caroten khá cao, khoai tây có nhiều kali hơn cả gạo và các loại khoai củ khác và hàm lượng vitamin nhóm B khá cao (ngang với gạo).
Khoai củ còn có hàm lượng chất xơ rất tốt, cấu trúc của chất xơ trong khoai củ mịn màng có tác dụng kích thích mạnh sự bài tiết dịch ruột và tăng nhu động ruột để tránh táo bón, tăng đào thải cholesterol và các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, với khẩu phần ăn phòng chống thừa cân - béo phì cùng với việc giảm năng lượng đưa vào, cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Do vậy bữa ăn nên giảm cơm và thay thế bằng khoai củ nhưng vẫn phải đi kèm với thức ăn giàu protid, tăng cường rau quả tươi để có được khẩu phần cân đối.
Thành phần dinh dưỡng của gạo và khoai củ:
Tên thực phẩm | Năng lượng (Kcal/100g) | Thành phần hóa học (g%) | Thành phần hóa học (mg%) | |||
Nước | Protid | Gluxid | Ca | VitaminC | ||
Gạo tẻ máy | 344 | 14 | 7.9 | 76.2 | 30 | 0 |
Khoai lang | 119 | 68 | 0,8 | 28,5 | 34 | 23 |
Khoai môn | 109 | 70,8 | 1.5 | 25,2 | 44 | 4 |
Khoai sọ | 114 | 69,0 | 1,8 | 26,5 | 64 | 4 |
Khoai tây | 92,0 | 75,0 | 2,0 | 21,0 | 10 | 10 |
Củ dong | 119,0 | 66,5 | 1.4 | 28,4 | 42 | 10 |
Sắn (khoai mì) | 152,0 | 60,0 | 1,1 | 36,4 | 25 | 34 |
Củ từ | 92,0 | 75,0 | 1.5 | 21,5 | 28 | 2 |
-
TTO - Ngày 26-1 thế giới ghi nhận thêm một kỷ lục đen tối nữa của đại dịch COVID-19: trong vòng 24 giờ, toàn cầu có 18.000 người chết vì COVID-19, cao nhất kể từ đầu dịch.
-
TTO - 'Biển Đông của chúng tôi đang là vấn đề nên chúng tôi mong muốn sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế để cùng giải quyết vấn đề đó', ông Hoàng Bình Quân - ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Đối ngoại Trung ương - chia sẻ.
-
TTO - Nữ công nhân ở Hải Dương đến Nhật hôm 17-1, kết quả xét nghiệm ngày 26-1 tại Nhật Bản dương tính với SARS-CoV-2. Bộ Y tế cho biết đang đề nghị phía Nhật cung cấp thêm thông tin về ca bệnh này.
-
TTO - Khi tiết học thứ hai vừa mới bắt đầu thì T. - nữ sinh lớp 9A1 Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Tân Bình, TP.HCM) - xin đi vệ sinh. Sau đó, em đã 'tự té ngã từ lầu 3 xuống sân trường'.
-
TTO - Những ngày qua mạng xã hội 'nóng' trước thông tin cô gái 9X ở Hà Nội đóng thuế 23 tỉ đồng từ việc làm phần mềm điện thoại. Trước đó tại Đà Nẵng, một người trẻ tuổi khác đã chủ động khai nộp thuế lên tới 23,5 tỉ đồng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận