22/01/2018 21:00 GMT+7

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc

THÚY NGUYỄN (theo Brightside)
THÚY NGUYỄN (theo Brightside)

TTO - Hàng ngàn trẻ em bị bắt cóc mỗi năm. Bọn xấu có những chiêu trò tâm lý tinh vi để dụ dỗ và khiến trẻ đi theo.

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 1.

Một trong những chiêu phổ biến nhất là nhờ trẻ giúp đỡ. Nếu bạn chứng kiến việc này, hãy lưu ý vì thường người lớn không ai lại đi nhờ một đứa trẻ không quen biết giúp cả

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 2.

Trẻ khóc, giằng tay ra hoặc hét lên. Bạn có thể nghĩ là đứa trẻ này hư, nhưng nếu mọi chuyện có vẻ bất thường, hãy đến hỏi, thậm chí có thể hỏi trẻ xem người này có quan hệ thế nào. Nếu đúng là kẻ bắt cóc, có thể chúng sẽ bỏ chạy vì đã bị bạn nhớ mặt

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 3.

Những kẻ vây quanh sân chơi và quan sát trẻ là rất khả nghi. Hãy chụp một tấm hình của người đó khiến hắn phải chú ý. Hành động đơn giản này có thể làm hắn phát hoảng.

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 4.

Trẻ thường cởi mở và cả tin. Nếu một người lạ cho kẹo, đồ chơi hoặc hứa cho xem một món đồ gì đó hay ho, rồi dụ trẻ lên xe thì đó chính là một kẻ bắt cóc.

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 5.

Bọn bắt cóc có thể biết rất rõ về gia đình trẻ. Chỉ cần sử dụng mạng xã hội, chúng có thể biết được những chi tiết nhỏ nhất, như tên của họ hàng, hoặc đồng nghiệp bố mẹ trẻ, món đồ chơi nào trẻ được tặng trong dịp sinh nhật, phòng trẻ trông như thế nào... Dùng những thông tin này, chúng có thể giả danh và đánh lừa trẻ.

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 6.

Đôi khi, bọn bắt cóc dùng trẻ con để nhử con mồi, hoặc tìm hiểu thông tin về nạn nhân. Trẻ thường nghĩ bọn bắt cóc trông râu ria, đeo kính đen rất đáng sợ. Thực tế thì ngay cả những người phụ nữ, hay trẻ em trông dễ thương cũng có thể là những kẻ bắt cóc. Nếu bạn bắt gặp một đứa trẻ đang kéo một đứa khác khỏi sân chơi, hãy đến hỏi xem chúng biết nhau bao lâu và định đi đâu.

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 7.

Nếu bạn thấy một chiếc xe đi chầm chậm cạnh một đứa trẻ, đây chính dấu hiệu cảnh báo. Nếu lái xe hỏi đường hoặc rủ rê trẻ lên xe thì chính hắn là kẻ bắt cóc. Lái xe thông thường sẽ hỏi thăm người lớn, cảnh sát hoặc dùng GPS.

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 8.

Có những trường hợp trẻ bị bắt cóc sau khi bị dụ cho lên đi thử xe. Thường các bé trai rất khoái trò này. Nếu bạn chứng kiến tình huống này, hãy lưu tâm. Liệu một người lạ có thể rủ một đứa trẻ lên xe không?

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 9.

Bọn bắt cóc có thể giả làm nhà sản xuất phim hoặc nhiếp ảnh gia. Chiêu này thường dùng cho trẻ 10-11 tuổi. Hiển nhiên những nhà chuyên nghiệp không tìm kiếm tài năng diễn xuất, người mẫu ở sân chơi hay đường phố. Họ thường đến trường học và tổ chức casting thực sự.

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 10.

Thật khó để trẻ cảnh giác khi bọn bắt cóc mặc đồng phục, nói chúng là cảnh sát và yêu cầu trẻ đi theo vì trẻ đã làm việc xấu. Tuy nhiên, cảnh sát thật sự sẽ tìm kiếm cha mẹ trẻ. Bạn có thể đến can thiệp và yêu cầu cho xem thẻ cảnh sát.

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 11.

Khi trẻ gọi người kia một cách chung chung và thắc mắc họ đang đi đâu thì đó rất có thể là một dấu hiệu khả nghi.

Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ bị bắt cóc - Ảnh 12.

Một điểm dễ nhận biết là sự khác biệt về diện mạo, trang phục của trẻ và người đi cùng. Đây là một điểm nhận dạng gián tiếp, nhưng sẽ hữu ích nếu bạn kết nối với các dữ kiện khác để ngăn chặn một vụ bắt cóc.

THÚY NGUYỄN (theo Brightside)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên