Toàn văn dự thảo báo cáo được đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 30 ngày.
Bảo vệ người có nguy cơ bị tra tấn
Theo đó, Việt Nam đã ban hành hơn 56 luật và các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng như: Luật Thi hành án hình sự 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2019, Luật Cư trú năm 2020, Luật Cảnh sát cơ động năm 2022...
Bảo vệ những người có nguy cơ bị tra tấn cũng như hỗ trợ tốt hơn cho nạn nhân của hành vi tra tấn trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều tra, thi hành tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong cơ sở giam giữ phạm nhân, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an.
Thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam, thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng công an nhân dân.
Việt Nam đã bổ sung quy định về việc bố trí giam giữ riêng đối với phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam và phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính.
Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung để ngăn ngừa hành vi tra tấn
Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và tăng cường trách nhiệm của người thực thi công vụ.
Việt Nam đã thiết lập hệ thống phản ánh kiến nghị qua đường dây nóng, đặc biệt là đường dây nóng tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm của Bộ Công an thông qua số điện thoại 113 hoặc 0692326555.
Đường dây nóng tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm của công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đường dây nóng về bảo vệ trẻ em qua số điện thoại 111.
Xây dựng mô hình phòng điều tra thân thiện để giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi và xâm hại người dưới 18 tuổi.
Mô hình "Phòng điều tra thân thiện" được thiết kế, trang trí tương tự phòng làm việc, tạo tâm lý thoải mái, gần gũi, giúp nạn nhân bớt mặc cảm, lo sợ.
Điều tra viên được tập huấn kỹ năng điều tra thân thiện, có kiến thức khoa học giáo dục đối với trẻ em, thời gian lấy lời khai không quá 2 tiếng/lần và 1 ngày không quá 2 lần theo quy định và có sự tham gia của người giám hộ trong quá trình lấy lời khai.
Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can để ngăn ngừa các hành vi tra tấn.
Tòa án cấp sơ thẩm không thụ lý vụ án nào liên quan đến tội bức cung, tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu.
Cùng với những kết quả thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người đã đạt được, Việt Nam còn một số vấn đề nội tại cần được quan tâm giải quyết.
Vì vậy, quan điểm chính sách và cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện công ước là xác định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận