Một chú gấu Bắc cực gầy đói đang bơ vơ trên mảnh băng vỡ ở Bắc Cực - Ảnh: BBC |
Báo cáo do 70 tác giả từ 10 quốc gia thực hiện và được Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) công bố ngày 15-12 (giờ địa phương). Theo đó, nhiệt độ không khí trung bình trên đất liền Bắc Cực ở mức 2,3 độ C - cao nhất kể từ năm 1900.
Trong khi đó độ bao phủ băng tối thiểu, được đo vào ngày 11-9-2015, ở mức thấp thứ tư kể từ năm 1979.
Tuyết ở Bắc Cực cũng giảm 18% mỗi thập kỷ kể từ năm 1979. Riêng khu vực Greenland cũng trải qua đợt tan chảy đáng kể đầu tiên kể từ năm 2012, với hơn một nửa diện tích bề mặt của nó bị "bốc hơi".
Xu hướng nóng chảy này đã kích thích sự phát triển của tảo do ánh sáng mặt trời chiếu rọi tới các tầng trên cùng của đại dương và thúc đẩy quá trình quang hợp.
Tình trạng này khiến nhiều sinh vật ở Bắc Cực phải đi "tản cư", trong đó có hải mã và nhiều loài cá như cá tuyết, cá trống đỏ ở Đại Tây Dương... khiến một số loài cá còn lại đang đứng trước thách thức sống còn do phải đối mặt với các động vật ăn thịt xa lạ.
"Tình trạng nóng lên ở Bắc Cực đang diễn ra nhanh gấp đôi các nơi khác trên thế giới. Chúng tôi biết điều này là do biến đổi khí hậu và tác động của nó đang tạo ra những thách thức lớn đối với các cộng đồng ở Bắc Cực", nhà khoa học Rick Spinrad thuộc NOAA nói.
"Chúng tôi cũng biết những gì xảy ra ở Bắc Cực không chỉ dừng lại ở Bắc Cực", ông thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận