04/09/2018 15:09 GMT+7

Bà già bán vé số

LÊ THỊ KIM NGÂN
LÊ THỊ KIM NGÂN

TTO - Một bà già bán vé số với đôi tay gầy guộc đang kéo lấy từng người đi ngang van xin họ mua giúp bà những tờ vé số trước bốn giờ rưỡi chiều. Bà vừa khóc, vừa năn nỉ người ta mua giúp bà.

Đó là khoảnh khắc tôi nhận ra rằng: những ông bà già với đôi tay run run, làn da nhăn nheo, đôi mắt đang dần kéo mây, cầm những tờ vé số đi mời từng người qua đường mua giúp họ trước bốn giờ rưỡi chiều, họ đều có con cái. 

Tại sao ở cái tuổi gần đất xa trời họ phải bươn chải như vậy?

Khi đó tôi học lớp 3. Tuổi lên tám tôi không được nuông chiều giống như các bạn cùng trang lứa. Tôi phải mang những túi nhựa nilông đựng các loại rau má, sữa đậu nành, mủ gòn đem ra chợ bán để kiếm tiền giúp mẹ; cái tuổi lên tám đã cho tôi biết được giá trị đồng tiền quý biết chừng nào.

Tôi dành những buổi không đi học ra chợ bán, mỗi túi như vậy ba ngàn, mỗi ngày tiền lời chừng hai mươi ngàn. Mẹ tôi đem ra chợ, lại mua thức ăn cho cả nhà, cứ thế tôi lớn lên. 

Ở tuổi đó, tôi vẫn muốn đi chơi hơn ở chợ, có đôi lần tôi vì ham chơi nên cãi lời mẹ không buôn bán, chỉ muốn ở nhà để đi chơi cùng mấy đứa bạn hàng xóm. Mẹ cũng để tôi chơi, mẹ đi bán thay tôi. Dù nghèo, tôi vẫn được tới trường.

Một ngày chủ nhật, khi trời buổi chiều vẫn trong veo như mật, tia nắng vẫn ngọt dịu dàng, tôi thấy một bà già bán vé số với đôi tay gầy guộc đang kéo lấy từng người đi ngang van xin họ mua giúp bà những tờ vé số trước bốn giờ rưỡi chiều. Bà vừa khóc, vừa năn nỉ người ta mua giúp bà.

Và khi khoảnh khắc giọng hát vui nhộn của ca sĩ vào bốn giờ rưỡi chiều vang lên: "Xổ số kiến thiết mang niềm vui đến cho mọi nhà...", tôi thấy trong đôi mắt bà có gì đó rơi ra. Bà khóc.

Buổi chiều, tôi xách cái thùng nhựa tròn và cái mâm đựng đồ bán còn dư đem về (do tôi ham chơi). Đồ bán còn dư khá nhiều, hôm nay tôi bán không được, tôi sợ mẹ mình la. 

Khi về tôi thấy mẹ đang cặm cụi vò quần áo cho tôi. Thấy đồ bán còn dư khá nhiều nhưng mẹ không hề la, mẹ còn đi vào bếp bới cho tôi chén cơm cùng cá lóc kho tiêu, tim tôi như vỡ òa.

Đó là khoảnh khắc tôi nhận ra rằng: những ông bà già với đôi tay run run, làn da nhăn nheo, đôi mắt đang dần kéo mây, cầm những tờ vé số đi mời từng người qua đường mua giúp họ trước bốn giờ rưỡi chiều, họ đều có con cái. 

Tại sao ở cái tuổi gần đất xa trời họ phải bươn chải như vậy? Sao làm con có thể để ba mẹ mình có cuộc sống như vậy lúc về già? Dẫu biết rằng có người con sẽ giàu, có người con sẽ khổ, nhưng cha mẹ nuôi mười con thì được, cớ sao mười con không nuôi được mẹ cha mình?

Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng dẫu tôi có nghèo có khổ, có đi làm công nhân với đồng lương ba cọc ba đồng tôi cũng vẫn không thể nào để ba mẹ mình phải đi bán vé số nhọc nhằn mưu sinh như vậy. Muốn vậy, tôi phải phấn đấu nhiều hơn nữa để chăm lo cho ba mẹ mình.

Khoảnh khắc thay đổi đời tôi: Đi qua tuổi ẩm ương Khoảnh khắc thay đổi đời tôi: Đi qua tuổi ẩm ương

TTO - Trong cái nắng kỷ lục của miền Trung, ba tôi miệt mài khiêng từng khúc gỗ nặng trĩu trên vai. Nhìn vai áo ba ướt đẫm mồ hôi, giây phút ấy tôi đã khóc, không biết vì quá thương ba hay vì giận bản thân.

LÊ THỊ KIM NGÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: bà già vé số