Tà áo dài trên bìa Tạp chí Heritage của Vietnam Airlines gây tranh luận. |
Bạn đọc đánh giá đây là “bài học đắt giá” và “Vietnam Airlines đã sai và hành động sửa sai là kịp thời”.
Khi nhìn nhận lại vụ việc, bạn đọc đã gửi gắm những ý kiến đa chiều của mình.
Có bạn đọc nói đây là “do sự khác biệt về nhận thức tôn giáo”. Nhưng lập tức có bạn đọc khác phản ứng: “Không thể nói như thế được vì những gì liên quan đến tôn giáo thì luôn phải cẩn thận và tỉ mỉ”.
Bạn Nguyễn Hồng Hạnh chia sẻ: “Dù áo dài có quan trọng đến đâu cũng chỉ là xiêm y áo quần mà thôi. Còn chùa chiền là nơi tôn nghiêm linh thiêng của Phật giáo”.
Bạn đọc tên Mindzy thì nghĩ đến “mối quan hệ giữa các quốc gia khác nhau nên cần cẩn trọng. Vì văn hoá khác nhau, vì tư tưởng khác nhau, vì cách tiếp cận tôn giáo (nhà Phật) có khác nhau... thì sao mình lại áp đặt tư tưởng rồi tự cho mình quyền quyết định vậy?”
Bạn đọc Đào Văn Nam cho rằng đây là sự khác biệt trong quan điểm giữa phương Đông và phương Tây: “Sao người Á Đông cứ quan trọng hóa vấn đề! Người Mỹ còn vẽ cờ của họ lên bikini thì đã chết ai nào?”.
Một bạn đọc khác viện dẫn: “Các nhà thiết kế Việt vẫn lấy hình ảnh Chùa Một Cột, Tháp Rùa, Nhà thờ lớn.... đưa lên áo dài đấy thôi. Việt Nam mình có ý kiến gì đâu. Do đây là khác biệt văn hóa giữa VN và Myanma nên phải tôn trọng ý kiến của người ta.
Hoa hậu Mỹ còn lấy cờ Mỹ làm quần áo bikini được, nhưng chúng ta thì không được. Đó cũng là khác biệt về văn hóa. Ban biên tập Heritage không để ý kỹ việc này có lẽ vì nghĩ văn hóa Đông Nam Á là tương đồng, chứ giả sử nhà thiết kế in hình di sản của đạo Hồi thì chắc chắn sẽ được đánh giá tác động kỹ hơn trước khi xuất bản”.
Bạn đọc Thanh Minh góp một phân tích: “Có đôi điều về hình bìa tạp chí Heritage số tháng 11-2015: Đập vào mắt người xem là hình ảnh người thiếu nữ mang bộ áo dài nổi bật với họa tiết Chùa vàng - một biểu tưởng văn hóa người Myanmar in trên tà áo.
Cái ý tưởng của tác giả không gì hơn là sự hòa quyện về văn hóa, đi từ niềm tin văn hóa chung (hình ảnh ngôi chùa) hướng vào tương lai tương tươi sáng trên nền xanh màu áo. Họa tiết ngôi chùa đặt ở tà áo cũng là vị trí hết sức thích hợp trên chiếc áo dài khi xét về bố cục lẫn ý nghĩa của nó. Bởi tà áo chính là nền tảng của chiếc áo dài truyền thống người Việt.
Và cuối cùng, chiếu áo dài này lại dành cho nữ, trong văn hóa Việt Nam và Myanmar, người phụ nữ luôn được tôn trọng và xem như là “Mẹ” của quê hương xứ sở, là mẫu chung cho mọi nền văn hóa Đông Nam Á”.
* Tạp chí Heritage của Vietnam Airlines có "làm nhục trái tim người Myanmar"?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận