Một em bé người Rohingya khóc trong dòng người xếp hàng chờ cứu trợ tại trại tị nạn ở Cox's Bazar, Bangladesh - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin AFP, ngoài ba quốc gia vừa nêu tên thì Ai Cập, Kazakhstan, Senegal và Thụy Điển cũng muốn Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres thông tin trước hội đồng bảo an về chiến dịch quân sự của quân đội Myanmar liên quan tới người Hồi giáo Rohingya tại bang Rakhine.
Ethiopia, quốc gia hiện giữ vai trò chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an LHQ, cho biết nước này đang tham vấn để thiết lập thời gian tổ chức cuộc họp theo kiến nghị của 7 quốc gia nói trên.
LHQ cho biết đã có hơn 420.000 người Rohingya tháo chạy được tới Bangladesh trong chiến dịch trấn áp bạo lực của quân đội Myanmar ở bang Rakhine.
Các đợt trấn áp của quân đội diễn ra sau khi những phiến quân Hồi giáo người Rohingya tấn công vào nhiều đồn cảnh sát ngày 25-8 tại bang Rakhine.
Hội đồng Bảo an LHQ đã kêu gọi chấm dứt bạo lực. Tuy nhiên nhiều tổ chức nhân quyền cho biết các đợt tháo chạy của người dân vẫn đang tiếp diễn.
LHQ mô tả chiến dịch quân sự này là "quét sạch người thiểu số", trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gay gắt hơn khi gọi đó là "sự diệt chủng".
Trong khi đó, theo Hãng tin Reuters, một quan chức cấp cao của LHQ ước tính sẽ cần khoảng 200 triệu USD để hỗ trợ người tị nạn Myanmar tại Bangladesh trong 6 tháng.
Các nhân viên cứu trợ lo ngại một cuộc khủng hoảng nhân đạo cũng đang diễn ra ngay tại bang Rakhine mặc dù chính quyền Myanmar hiện không cho phép tiếp cận khu vực này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận