27/12/2020 10:13 GMT+7

6.000 học sinh dự tư vấn tuyển sinh tại Hải Phòng: Kinh tế số, nên học ngành nào?

VĨNH HÀ - NGỌC DIỆP
VĨNH HÀ - NGỌC DIỆP

TTO - Dịch COVID-19 ảnh hưởng gì đến cấu trúc nghề nghiệp xã hội? Thời đại 4.0 với sự chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ cần nhân lực ở những ngành nào?

6.000 học sinh dự tư vấn tuyển sinh tại Hải Phòng: Kinh tế số, nên học ngành nào? - Ảnh 1.

Học sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Hải Phòng - Ảnh: MAI THƯƠNG

Nhiều học sinh đã băn khoăn như vậy khi tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, Hải Phòng sáng 27-12. 

Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), Sở GD-ĐT Hải Phòng, Thành đoàn Hải Phòng và Trường đại học Hàng hải Việt Nam tổ chức, cùng sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.

Chương trình thu hút khoảng 6.000 học sinh lớp 11 và 12 ở Hải Phòng. Các biện pháp phòng chống COVID-19 đã được trường đăng cai tổ chức triển khai rất chặt chẽ.

Chuyển đổi số, kinh tế số... nên chú ý

Phát biểu khai mạc chương trình, PGS.TS Phạm Xuân Dương - hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, cho rằng nếu như bức tranh hoạt động nghề nghiệp của năm 2020 gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 thì năm 2021 lại liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển dịch vụ logistics, phát triển kinh tế biển... Những mục tiêu phát triển của Chính phủ sẽ là những định hướng quan trọng cho các học sinh trong việc chọn trường, chọn nghề.

PGS.TS Trần Trung Kiên - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ về xu hướng chuyển đổi số hiện nay - Video: MAI THƯƠNG

"Trong bối cảnh chuyển đổi số, ngành nào là cần thiết?", một học sinh hỏi. PGS.TS Trần Trung Kiên, trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: "Khối ngành toán tin, toán ứng dụng là những ngành cần cho việc chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực chuyển đổi số. Đây cũng là những ngành được nhiều trường đại học đào tạo. Riêng trong khối ngành công nghệ thông tin có những chuyên ngành như khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, an ninh mạng... rất cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số".

PGS.TS Trần Trung Kiên cũng lưu ý "chuyển đổi số" đang diễn ra ở mọi lĩnh vực xã hội nên không có nghĩa chỉ làm việc ở các cơ sở chuyên về công nghệ thông tin mới cần thiết với mục tiêu chuyển đổi số. Ở mỗi ngành nghề cần phải có hiểu biết kiến thức chuyên ngành, những đòi hỏi mang tính đặc thù của mỗi ngành nghề với mục tiêu "chuyển đổi số".

Yên tâm khi có "nhiều nguyện vọng"

Tuy kỳ thi tốt nghiệp THPT và phương thức tuyển sinh năm 2021 sẽ cơ bản giữ ổn định như khẳng định của TS Nguyễn Mạnh Hùng (Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT) tại chương trình, nhưng theo các thầy, cô trong ban tư vấn thì những vấn đề thời sự đang diễn ra trong xã hội sẽ tác động đếu những điều chỉnh về ngành đào tạo. Nhiều cơ sở đào tạo năm nay cũng sẽ chọn kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh đa dạng.

6.000 học sinh dự tư vấn tuyển sinh tại Hải Phòng: Kinh tế số, nên học ngành nào? - Ảnh 3.

TS Nguyễn Mạnh Hùng - Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) - chia sẻ tại chương trình - Ảnh: MAI THƯƠNG

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, quy định về tuyển sinh của Bộ GD-ĐT vẫn tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho thí sinh. Theo đó, thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng khác nhau và được điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng như căn cứ vào phương thức tuyển sinh do các trường công bố. 

Nhưng ông Hùng cũng lưu ý những thí sinh đăng ký vào các ngành thuộc khối đào tạo giáo viên và sức khỏe cần biết quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định.

Nhiều học sinh bày tỏ quan tâm tới các chính sách tuyển thẳng, cộng điểm đối với học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Theo đại diện Bộ GD-ĐT, các quy định về ưu tiên xét tuyển của Bộ GD-ĐT vẫn giữ ổn định. Tuy nhiên hiện nay các cơ sở đào tạo có quyền tự chủ trong tuyển sinh nên việc ưu tiên tuyển sinh cụ thể như thế nào còn lệ thuộc vào quy định của mỗi trường.

"Bộ GD-ĐT sẽ ban hành phương án thi 2021-2025 vào tuần tới", ông Hùng cho biết.

Thượng tá Nguyễn Văn Thiển - trường Sĩ quan Lục quân 1 - thông tin về ưu tiên xét tuyển đối với học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc tế, quốc gia và cấp tỉnh, thành phố - Video: MAI THƯƠNG

TS Nguyễn Hải Ninh - Trưởng Phòng đào tạo đại học, Trường Đại học Y dược Hải Phòng giải đáp thắc mắc về các chuyên ngành y đảm bảo về đầu ra hiện nay - Video: MAI THƯƠNG

6.000 học sinh dự tư vấn tuyển sinh tại Hải Phòng: Kinh tế số, nên học ngành nào? - Ảnh 6.

Gần 6.000 học sinh Hải Phòng tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp ngày 27-12 - Ảnh: MAI THƯƠNG

Say sóng nhưng muốn làm nghề đi biển?

PGS.TS Phạm Văn Thuần cho biết Trường ĐH Hàng hải Việt Nam chỉ có hai ngành điều kiển tàu biển, khai thác máy tàu biển là phải đi biển, 45 chuyên ngành khác không phải đi biển nên các bạn trẻ bị say sóng nhưng muốn học trường này vẫn có thể đăng ký học ngành khác.

Tuy nhiên, ông Phạm Văn Thuần cũng tiết lộ đã có những sinh viên nữ vẫn học các ngành đi biển, vì ngay ở các ngành này vẫn có những vị trí phù hợp với nữ.

Tuy không phải ngành học nào của Trường ĐH Hàng hải Việt Nam cũng "say sóng" nhưng PGS.TS Phạm Văn Thuần cho biết khi vào học trường này, sinh viên đều được học một môn thể thao trải nghiệm việc "đi biển" qua mô hình để chữa "bệnh" say sóng.

6.000 học sinh dự tư vấn tuyển sinh tại Hải Phòng: Kinh tế số, nên học ngành nào? - Ảnh 8.
Tư vấn tuyển sinh tại Nam Định: Ngành y, tâm lý sẽ Tư vấn tuyển sinh tại Nam Định: Ngành y, tâm lý sẽ 'lên ngôi'?

TTO - Lần đầu tiên diễn ra tại Nam Định, chương trình tư vấn tuyển sinh thu hút gần 5.000 học sinh lớp 11 và 12. Cùng với phiên tư vấn chính thức, chương trình có sự tham gia của nhiều trường đại học, cao đẳng với trên 40 gian tư vấn.

VĨNH HÀ - NGỌC DIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên