Thứ 5, ngày 25 tháng 2 năm 2021
46 năm giữ kỷ vật của đối phương
TT - Ông Denver Shannon - cựu binh Mỹ - tìm đến gia đình liệt sĩ Lê Văn Cứng (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) trao trả kỷ vật mà ông gìn giữ suốt 46 năm qua.
![]() |
Ông Denver (thứ hai từ trái sang) trao trả kỷ vật của liệt sĩ Lê Văn Cứng cho gia đình - Ảnh: Hà An |
![]() |
Giấy chứng nhận y tá của Lê Văn Tánh (tức Lê Văn Cứng) |
Trên xe chở ông Denver hôm 18-12 còn có những người trước đó chưa hề quen nhau: một nghiên cứu sinh Việt Nam đang làm việc tại Mỹ vì cảm động trước tấm lòng của Denver mà nhận lời làm thông dịch viên miễn phí, hai nhà thơ tự nguyện “ôm đồm” nhiệm vụ tìm thân nhân liệt sĩ Cứng chỉ với một giấy chứng nhận y tá do Ban quân dân y tỉnh Kiến Phong cấp nhưng lại mang tên Lê Văn Tánh.
Ngoài ra, còn có một quyển sổ tay ghi chép bài vở trong khóa học y tá với nét chữ rất đẹp bằng hai loại mực xanh và đỏ.
Cuộc hội ngộ càng trở nên ý nghĩa khi gia đình của người y tá hi sinh ở lứa tuổi đôi mươi không có lấy một di ảnh hay kỷ vật nào để thờ.
“Hồi đó anh Sáu viết chữ đẹp nhất vùng. Má tui lúc còn sống cũng nhắc hoài. Giờ cầm di vật của anh Sáu, nhìn tuồng chữ là tui nhận ra liền. Gia đình tui xúc động lắm” - ông Lê Văn Út, em ruột liệt sĩ Cứng, chia sẻ trong nước mắt.
Nhà thơ Lê Chí, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, kể tháng 6 ông có tham gia cuộc giao lưu văn học ở Boston (Mỹ). Tại đây, ông gặp Denver Shannon. Biết ông là người Việt Nam sống tại miền Nam, Denver nhờ ông tìm giúp thân nhân một y tá người Việt và cũng là chủ nhân những kỷ vật mà ông đang giữ trong tay.
Denver từng làm y tá ở Việt Nam đồng thời là cố vấn cho một đơn vị quân đội Sài Gòn. Năm 1969, trong trận đánh ở tỉnh Kiến Phong, gần núi Cô Tô (tỉnh An Giang) Denver phát hiện một binh sĩ Việt cộng đang hấp hối. Trước lúc tắt thở, binh sĩ ấy trao ông một túi nhỏ với di nguyện nhờ ông giữ hộ.
“Denver giữ những kỷ vật ấy ngót nửa thế kỷ nhưng vẫn mới tinh. Khi tôi nhận lời, thông tin vẫn rất mong manh nhưng tôi thật sự xúc động vì điều đó vượt lên trên những thù hận của chiến tranh. Trước ý nguyện trao trả kỷ vật cho thân nhân của liệt sĩ thì mình không thể chối từ giúp đỡ” - nhà thơ Lê Chí chia sẻ. Khi về nước, ông nhờ nhà thơ Hữu Nhân sống tại Đồng Tháp hỗ trợ.
“Mọi dấu vết đều dẫn vào một ngõ cụt sau một tháng truy tìm” - nhà thơ Hữu Nhân nhớ lại. Trên giấy chứng nhận y tá ngoài tên liệt sĩ Lê Văn Tánh thì chỉ có chữ ký của hai y sĩ thay mặt ban huấn luyện và Ban quân dân y tỉnh Kiến Phong. Tuy nhiên khi dò hỏi về hai y sĩ này thì họ đều đã qua đời.
Khi nhà thơ Hữu Nhân tìm được một số người có tham gia Ban quân dân y tỉnh Kiến Phong thì chẳng có kết quả vì không ai biết Lê Văn Tánh. Hi vọng mong manh còn lại của nhà thơ Hữu Nhân là bác sĩ Phạm Xuân Thu: “Khi nhìn thấy giấy chứng nhận y tá, bác sĩ Thu bật khóc nức nở và nói thằng Sáu Tánh, tức liệt sĩ Lê Văn Cứng, là lính của bác. Nhà của thằng Tánh ở Bình Thạnh, cồn Trội”.
Ông Hữu Nhân tức tốc báo cho nhà thơ Lê Chí rồi chuyển tải tin vui ấy đến ông Denver.
Khoảnh khắc Denver trao trả kỷ vật cho người nhà liệt sĩ Cứng khiến những người có mặt cùng có cảm xúc nghẹn ngào. “Tụi tui đã làm tròn bổn phận trước một liệt sĩ” - nhà thơ Hữu Nhân lên tiếng.
-
TTO - 117.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam vào ngày 24-2. Đây là sự kiện đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, qua đó mở ra cơ hội 'phủ sóng' vắc xin ngừa COVID-19 trong toàn dân.
-
TTO - Từ hôm nay, Tuổi Trẻ phát động chương trình "Cùng Tuổi Trẻ góp vắcxin COVID-19" để tạo thêm nguồn lực tài chính trang trải cho chi phí về vắcxin và tiến tới bảo đảm đủ vắcxin để phòng chống dịch bệnh lâu dài cho toàn dân.
-
TTO - Ngành y tế đề nghị cần sớm xã hội hóa vắc xin để mở rộng việc tiếp cận vắc xin của người dân. Ngoài ra, chiến lược “vắc xin + 5K” cần được thực hiện hiệu quả, không vì có vắc xin mà chủ quan, phải có thứ tự ưu tiên.
-
TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp ngay trong tháng 2 này, trong đó yêu cầu xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ mới 'không có Trung Quốc' bằng cách bắt tay với nhiều nước khác.
-
TTO - Phổi thủng như tổ ong, thở như cá mắc cạn, cơ thể cắm đầy thiết bị xâm nhập... là nỗi thống khổ mà hàng triệu bệnh nhân COVID-19 trải qua trước khi trút hơi thở cuối cùng, theo lời kể của bác sĩ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận