Một công việc khiến bạn muốn thực sự cống hiến dễ giúp bạn hạnh phúc hơn - Ảnh: Pexels.
Sinh viên mới ra trường thường được gia đình nêu những tấm gương thành đạt, ít nhất với vị trí quản lý, và thu nhập tốt, trở thành "ông nọ bà kia" vào cuối sự nghiệp. Nhưng không ai nói với bạn rằng rất nhiều người trong số họ, sau khi vượt qua những cuộc đấu tranh trầy vi tróc vẩy để đạt được vị trí đó, cuối cùng nhìn lại lại không thực sự hạnh phúc về thành quả cuộc đời.
Để có một sự nghiệp dài hạn nhưng ưng ý quả thực không dễ dàng gì. Bạn có thể biết mình đang khao khát điều gì, nhưng bạn cần một lăng kính chiến lược để điều chỉnh đường đi cho đúng hướng. Có 4 chiến lược hữu ích có thể giúp bạn tạo nên lăng kính chiến lược của ‘làm việc hạnh phúc’.
1. Quyết định những gì không muốn làm
Tham vọng đạt được địa vị, gây tầm ảnh hưởng với người khác gây ra cho chúng ta một áp lực rất lớn. Nếu chưa tìm ra việc mình yêu thích, các bạn đặc biệt là người trẻ sẽ hoang mang. Bởi sự không chắc chắn tạo cảm giác như chúng ta là người không biết mình đang làm gì, vô mục đích trong đời. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải ép mình làm những công việc thấy rõ là không phù hợp.
Để tránh cảm giác mông lung này, hãy quyết định ngược lại: Xác định những gì bạn không muốn làm (việc vốn rất dễ dàng) và sau đó tìm cách để tránh phải làm kiểu công việc đó.
2. Vạch ra những giới hạn
Sẽ rất tốt nếu bạn đã có những nguyên tắc rõ ràng cho công việc. Ví dụ: không bao giờ muốn làm việc cho một vị sếp thích quản lý vi mô nữa, hoặc không muốn làm quản lý mà chỉ muốn đảm nhận vai trò cố vấn. Những dữ liệu này sẽ hữu ích để xác định bức tranh toàn cảnh về mong muốn của bạn. Tiếp tục hình dung: Làm thế nào để tránh những điều này trong tương lai?. Từ đó tiếp tục vạch ra các khả năng hướng đi sự nghiệp giúp bạn làm việc bạn muốn.
3. Hình dung ra những mong ước
Không ai có thể đạt tất cả những mục tiêu mong muốn trong đời cùng một lúc, dù chúng ta khát khao đến đâu. Thay vì tham lam và mất thời gian bơi giữa các mơ ước, chúng ta cần kỷ luật một chút để thu hẹp các mục tiêu khả thi nhất.
Trước hết, thu thập dữ liệu về từng nghề (từ các talk show của các ngôi sao trong nghề, đến đọc báo cáo ngành) để tìm lý do bạn không nên làm nghề đó. Nếu bạn là con sâu ngủ nướng vào cuối tuần thì nghề tổ chức sự kiện đám cưới có thể sẽ rất khó khăn.
Tìm những công việc cho phép bạn được sống là chính mình - Ảnh: Pexels.
Rà soát xong, bạn sẽ có trong tay danh sách những việc thực sự hợp gu.
4. Học hỏi những kỹ năng cơ bản
Cũng như việc sinh tồn đòi hỏi một số năng lực cơ bản: chế biến thức ăn, sử dụng công cụ, tìm nguồn nước… dù bạn làm ngành nghề nào thì cũng sẽ có một số kỹ năng cơ bản cần đầu tư học hỏi.
Những kỹ năng cơ bản này sẽ giúp bạn thích nghi với sự thay đổi của thị trường lao động, cho phép bạn có thể tiếp tục phát triển dù chuyển đổi ngành. Ví dụ: kỹ năng gõ máy tính 10 ngón, khả năng thuyết trình trước đông người, giao tiếp tiếng Anh trôi chảy, khả năng phân tích vấn đề và sắp xếp thời gian cá nhân...
Bạn có thể trở thành nhân sự sáng giá nếu phát huy được chúng trong hầu hết các ngành nghề. Đừng để xảy ra tình trạng nhìn thấy việc yêu thích đấy, công ty mơ ước đấy mà bị loại ngay từ vòng gửi xe vì thiếu một kỹ năng cơ bản.
5. Bảo vệ cảm xúc và tinh thần của bạn
Không có công việc nào là dễ dàng cả. Công việc nào cũng có thể đầy áp lực và làm hao hụt năng lượng tích cực, khiến bạn có thể suy sụp, trầm cảm và mất động lực phấn đấu. Ngay kể cả công việc yêu thích cũng có thể có những giai đoạn khiến bạn quá tải và muốn từ bỏ. Hoặc ở môi trường nào đó, bạn sẽ phải đối mặt với các mối quan hệ độc hại.
Trong guồng quay khắc nghiệt của thế giới hiện đại, việc học cách quản lý năng lượng của bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để bạn bảo vệ bản thân. Đó cũng chiến lược để bạn đi đường dài dù làm bất kỳ công việc gì.
Hãy tìm đọc các bài viết của CareerBuilder về cách nhận biết và quản lý căng thẳng, về cách hóa giải và thay đổi sang trạng thái tâm lý tích cực... Học được điều này càng sớm, bạn càng mạnh mẽ hơn trên con đường sự nghiệp.
CareerBuilder sẽ tiếp tục có những bài viết hướng dẫn các sinh viên mới ra trường các bước đúng đắn để loại bỏ những gì không hiệu quả với sự nghiệp và hướng tới một tương lai như hy vọng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận