Ảnh chụp tại Công ty PouYuen (TP.HCM). Công ty này đã cắt giảm hàng ngàn lao động do ảnh hưởng của đại dịch trong thời gian qua - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Con số này cao hơn so với con số dự báo trước đây của ILO là 4,9% hay 140 triệu việc làm toàn thời gian.
Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tổn thất thời giờ làm việc gia tăng là người lao động ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là người lao động làm công việc phi chính thức, bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đây.
Báo cáo này lưu ý tổn thất việc làm nặng nề hơn phần nhiều là do đình trệ trong hoạt động, thụ động hơn là do thất nghiệp. Điều này mang lại những hàm ý chính sách quan trọng.
Mặc dù quy định đóng cửa nơi làm việc nghiêm ngặt đã được nới lỏng, vẫn có sự khác biệt đáng kể trong việc áp dụng quy định này giữa các khu vực.
94% người lao động vẫn làm việc ở các nước hiện vẫn áp dụng một số quy định hạn chế tại nơi làm việc, 32% người lao động hiện ở các nước vẫn bắt buộc đóng cửa toàn bộ nơi làm việc trừ những cơ sở thiết yếu.
Báo cáo nhanh số 6 của ILO: COVID-19 và thế giới việc làm cũng cho biết tổn thất về thời giờ làm việc toàn cầu trong 9 tháng đầu năm 2020 cao hơn đáng kể so với ước tính trong các báo cáo nhanh số trước.
Chẳng hạn ước tính tổn thất về thời giờ làm việc toàn cầu trong quý 2 năm nay (so với quý 4-2019) là 14% - khoảng 400 triệu việc làm toàn thời gian.
Trong khi con số thực tế là 17,3% - tương đương khoảng 495 triệu việc làm toàn thời gian (giả định lao động làm việc 48 giờ một tuần.
Báo cáo nhanh số 6 cũng cho thấy gói kích thích tài khóa càng lớn bao nhiêu (tính theo % GDP) thì mức tổn thất thời giờ làm việc càng thấp bấy nhiêu.
Trong giai đoạn này, bổ sung khoản kích thích tài khóa tương đương 1% GDP hằng năm trên toàn cầu sẽ giúp giảm thêm 0,8% mức tổn thất việc làm.
Tuy nhiên, mặc dù các gói kích thích tài khóa đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động kinh tế và giảm mức độ tổn thất về thời giờ làm việc, các gói kích thích tài khóa này chủ yếu được triển khai ở các nước thu nhập cao do các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển không có đủ khả năng tài chính để triển khai các biện pháp như vậy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận