1. Đề án đổi mới sách giáo khoa
Xem thêm tại đây. |
Tháng 4-2014, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Khi xây dựng đề án, bộ dự trù kinh phí hơn 34 ngàn tỉ đồng, bao gồm: thực hiện công việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý...
Sốc, toàn khẩu hiệu, thiếu khả thi, không giúp nhận diện được hình hài nền giáo dục Việt Nam mười năm tới... là những đánh giá của nhiều đại biểu và chuyên gia về đề án này.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sau đó đã giải thích con số này là do sơ xuất trong tính toán. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu phải xây dựng lại dự thảo. Kế hoạch trình đề án ra Quốc hội vào tháng 5 bị hoãn lại.
Đến tháng 9-2014, vấn đề này tiếp tục được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kinh phí dự kiến liên quan đến việc biên soạn và triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa gồm 2 hạng mục lớn, với tổng kinh phí 778,8 tỉ đồng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu “từ hơn 30.000 tỉ đồng xuống còn 800 tỉ đồng. Tôi sợ quá”.
Tới phiên họp Quốc hội cuối năm, sau một số phản biện bày tỏ sự chưa an tâm, Quốc hội đã thông qua đề án với 88,22% đại biểu tán thành.
2. Quyết định tổ chức kỳ thi THPT quốc gia
Bốn môn thi của kỳ thi quốc gia 2015 - Ảnh: Quang Định - Đồ họa: N.Khanh |
Ngày 9-9-2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ký quyết định phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 với tên gọi: kỳ thi THPT quốc gia. Thí sinh tham gia kỳ thi này để xét tốt nghiệp THPT, dùng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ. Kỳ thi này có rất nhiều điểm mới so với kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây.
Khi họp triển khai với các trường ĐH khu vực phía Nam, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 đã vi phạm Luật Giáo dục ĐH - tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường - nên năm 2015 bộ sẽ không tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nữa mà chỉ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia làm căn cứ xét tuyển tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ.
Tháng 12-2014, Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015. Rất nhiều ý kiến từ các trường bày tỏ băn khoăn cũng như góp ý về các vấn đề kỹ thuật, thi tuyển, khâu tổ chức, cụm thi… của kỳ thi này.
Theo đó, để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, thí sinh phải thi bốn môn (gọi là bốn môn thi tối thiểu) gồm ba môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một môn tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý.
Ngoài bốn môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Hiện bộ vẫn tiếp nhận ý kiến từ các cơ sở giáo dục và dự kiến tháng 1-2015 sẽ ban hành quy chế chính thức.
3. Ngừng tuyển sinh Cambridge, tranh cãi chương trình tích hợp
Sau khi ngừng tuyển sinh chương trình Cambridge, trong cuộc họp báo sáng 23-6-2014, giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn tuyên bố triển khai đề án “Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng
Ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tại buổi họp báo về việc ngừng chương trình Cambridge - Ảnh: Như Hùng |
Anh theo chuẩn tiên tiến” (chương trình tích hợp) với đối tác là EMG Education. Sở GD-ĐT TP.HCM công bố là sở này đã làm việc với Bộ Giáo dục Anh kể từ tháng 12-2011 liên quan tới chương trình tích hợp sắp được áp dụng tại TP.HCM.
Tuy nhiên, Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM, ông Douglas Barnes ra tuyên bố khẳng định không có bất cứ thỏa thuận nào giữa Bộ giáo dục Anh hay Cơ quan quản lý và khảo thí quốc gia Anh (STA) với Sở GD-ĐT TP.HCM và EMG về chương trình tích hợp mà Sở GD-ĐT TP.HCM tiến hành.
Sau đó, UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo dừng ngay việc triển khai thực hiện đề án “Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia Anh và chương trình Việt Nam” (còn gọi là chương trình tích hợp) trong khi UBND thành phố chưa phê duyệt đề án. Đến tháng 10-2014, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Sở GD-ĐT triển khai chương trình dạy toán - khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam.
4. Bỏ chấm điểm học sinh tiểu học
Những con dấu của giáo viên đặt hàng tại một cơ sở sản xuất con dấu ở Hà Nội và nhận xét được đóng dấu trên vở học sinh - Ảnh: N.Khánh |
Theo thông tư của Bộ GD-ĐT, từ ngày 15-10-2014, chính thức bỏ cho điểm đối với học sinh tiểu học, thay vào đó hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng giáo viên chủ nhiệm có những nhận xét cụ thể về thái độ học tập, việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết của học sinh, chú trọng việc nhận xét quá trình nỗ lực, tiến bộ của học sinh…
Theo Vụ giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT, việc đổi mới đánh giá thường xuyên bằng nhận xét để tập trung hình thành động lực bên trong, cách đánh giá này giúp giáo viên đổi mới cách dạy, giúp học sinh học được, thích học và học tốt hơn.
Tuy vậy, thay vì nhận xét bằng lời nói, chữ viết, không ít giáo viên đã có “sáng kiến” khắc các con dấu có chữ “very good, cô khen, cần cẩn thận hơn, em cần rèn luyện thêm kỹ năng tính toán” để đóng dấu vào vở của học sinh. Nhiều giáo viên cho rằng việc thay đổi này khiến công việc của họ tăng lên quá nhiều, không đủ thời gian ghi lời phê, nhận xét cho từng học sinh.
5. SGK điện tử và máy tính bảng cho học sinh lớp 1, 2, 3
SGK điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học các lớp 1, 2, 3 trong phòng học được giới thiệu tại Sở GD-ĐT TP.HCM chiều 19-8 - Ảnh: Như Hùng |
Học sinh được tương tác với tấm bảng thông minh, mỗi em sử dụng một máy tính bảng để học, làm bài tập, bài kiểm tra, giáo viên điều khiển lớp học qua máy tính, sách giáo khoa được số hóa với khả năng hiển thị hình ảnh động và âm thanh cho mỗi bài học…
Đề án này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tháng 10-2014, UBND TP.HCM chỉ đạo dừng đề án lại vì nhiều lý do, trong đó UBND TP.HCM yêu cầu khi nào có sự đồng thuận của đông đảo của phụ huynh học sinh… thì mới triển khai đề án.
Bảng tương tác được trang bị cho Trường THCS Vàm Đình hầu như không sử dụng - Ảnh: Tấn Thái |
Nhiều trường học tại TP.HCM và các địa phương đua nhau sắm bảng tương tác, trong đó có cả trường mầm non. Mỗi loại bảng tương tác có giá khác nhau, từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên giá phổ biến mà các trường tại TP.HCM mua là trên 100 triệu đồng.
Tuy nhiên, ở không ít nơi, bảng tương tác trang bị xong lại "trùm mền" do thiếu cơ sở vật chất, giáo viên không có kỹ năng sử dụng. Nhiều giáo viên không biết cách sử dụng hết các chức năng mà chỉ đơn thuần như là một cái máy chiếu gây ra tình trạng lãng phí, không hiệu quả. Hiện nay, nhiều trường đang vận động phụ huynh đóng góp để trả nợ tiền mua bảng tương tác.
Đại biểu cổ đông Trường ĐH Hoa Sen biểu quyết bầu lại HĐQT mới tại buổi đại hội đồng cổ đông bất thường sáng 2-8 - Ảnh: Như Hùng |
Ngày 2-8-2014, nhóm cổ đông chiếm 30% cổ phần tại Trường ĐH Hoa Sen đã tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường, “truất phế” hội đồng quản trị hiện thời và bầu ra hội đồng quản trị mới. Nhóm này cũng đề xuất miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng đối với bà Bùi Trân Phượng.
Ngày 19-8, Sở GD-ĐT TP.HCM ra văn bản khẳng định chưa có đủ cơ sở xem xét hồ sơ để trình UBND TP.HCM công nhận hội đồng quản trị của Trường ĐH Hoa Sen qua đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 2-8.
Trường ĐH Hoa Sen có lịch sử hơn 20 năm và đã khẳng định được vị thế, chất lượng đào tạo trong xã hội. Vụ lùm xùm nổ ra khi nội bộ trường có nhiều mâu thuẫn liên quan đến việc xác định hướng phát triển của trường cũng như cổ tức.
Tại đại hội cổ đông năm 2013, nhiều thành viên nhóm cổ đông 30% đòi chia cổ tức lên đến 30% trong khi hội đồng quản trị hiện tại yêu cầu thay đổi mục tiêu hoạt động của trường thành không vì lợi nhuận. Mâu thuẫn và sóng gió bắt đầu nổi lên từ đây.
8. Giáo viên quá tải vì việc không tên và các loại số sách
Xem thêm tại đây. |
Theo các giáo viên, nếu cộng luôn với các sổ thuộc công tác chuyên môn thì số lượng sổ sách lên đến con số 24. Giáo viên cho biết họ quá tải vì sổ sách, không còn thời gian để đầu tư nâng cao chuyên môn, bài giảng.
Chỉ tính riêng công tác chuyên môn cô có tổng cộng 14 loại sổ sách phải hoàn thành gồm: giáo án lớp 10, giáo án lớp 11, giáo án hướng nghiệp, giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp, kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ tự nghiên cứu, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ lưu đề kiểm tra, sổ học nghị quyết, sổ họp chuyên môn, sổ họp hội đồng sư phạm, sổ học tập bồi dưỡng chuyên đề.
Đó là chưa tính công tác chủ nhiệm có hàng loạt các loại hồ sơ, sổ sách phải làm. Kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh, kế hoạch theo dõi học sinh cá biệt, sổ chủ nhiệm, sổ điểm lớn, sổ theo dõi học sinh, sổ lưu hồ sơ, sổ kê khai đóng học phí, sổ điểm cá nhân, học bạ…
9. Lo ngại chất lượng bác sĩ cử tuyển
Nhiều người đang rất lo ngại sau khi biết được thực trạng hiện nay của bác sĩ cử tuyển |
Chính sách của Chính phủ có từ năm 2006 với mục đích đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ ĐH, CĐ, trung cấp. Riêng đối với ngành bác sĩ, hàng năm các địa phương cử khá nhiều người đi học với điều kiện đầu vào khá dễ so với thi tuyển ĐH chính quy.
Hậu quả là nhiều sinh viên học hành rất lẹt đẹt, không theo kịp chương trình. Thậm chí có sinh viên thực tập tại các bệnh viện ở TP Cần Thơ, khi khám cho bệnh nhân nhưng hoàn toàn không biết vì sao có một triệu chứng nào đó (mà bệnh nhân kể) để xác định bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Có sinh viên năm thứ 6 mà vẫn không nắm rõ ruột thừa nằm ở vị trí nào trong ổ bụng. Xung quanh ruột thừa có các bộ phận nào và những mối liên hệ của nó cũng không biết. Điều này rất nguy hiểm vì họ rất dễ chẩn đoán sai bệnh, có thể khiến bệnh nhân mất mạng.
Nhiều ý kiến đề suất phải thay đổi cách tuyển sinh, siết đầu vào hệ bác sĩ cử tuyển cũng như đầu ra để đảm bảo chất lượng.
10. Siết điều kiện mở ngành, trường chạy đua tuyển… tiến sĩ
Xem thêm tại đây. |
Đầu năm 2014, Bộ GD-ĐT ra quyết định dừng tuyển sinh năm 2014 đối với 207 ngành đào tạo bậc ĐH do chưa đảm bảo điều kiện về đội ngũ giảng viên. Đây là số lượng ngành bị dừng nhiều nhất từ trước đến nay vào một thời điểm. Trong số này có các ngành đào tạo ở cả ĐHQG, các trường ĐH lớn. Bộ cũng cảnh báo 296 ngành đào tạo bậc CĐ do không đảm bảo đội ngũ giảng viên.
Điều này dẫn đến việc nhiều trường chạy đua, đưa ra nhiều ưu đã nhằm tuyển dụng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, nếu không phải dừng tuyển sinh. Không chỉ đưa ra các chính sách ưu đãi bằng tiền mặt, nhiều trường ngoài công lập còn mời gọi giảng viên có trình độ tiến sĩ bằng cổ phần, thu nhập hấp dẫn. Các bộ ngành chủ quản cũng tích cực hỗ trợ các trường trong vấn đề này.
Đây là việc làm mang tính đối phó. Thực tế khi mở ngành, các trường chạy đôn chạy đáo để tuyển giảng viên cho đủ điều kiện. Sau khi được phép mở ngành, chính sách thu hút nhân tài bị bỏ ngỏ, công tác đào tạo bồi dưỡng không được chú trọng dẫn đến giảng viên bỏ đi nơi khác.
Câu chuyện, sự kiện giáo dục nào trong năm 2014 như TTO liệt kê trên đây theo bạn đáng quan tâm hơn cả? Theo bạn, còn câu chuyện, sự kiện giáo dục trong năm 2014 đáng được đề cập? Hãy chia sẻ cùng TTO qua địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết. Xin cảm ơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận