23/03/2014 06:45 GMT+7

Yếu tố giúp đại học tư thành công

JUSTIN GROSSLIGHT
JUSTIN GROSSLIGHT

TT - Ở Mỹ, hầu hết trường đại học tư (đặc biệt là những trường thuộc Ivy League, nhóm gồm tám trường được cho là danh tiếng nhất tại miền đông bắc Hoa Kỳ) thường có lịch sử lâu đời và có uy tín nhất định trong xã hội, đào tạo ra vô số nhân tài cho xã hội.

* Phản hồi hai bài viết “Đại học tư đang khóc”, Tuổi Trẻ ngày 15-3

“Trường tư chết là đúng rồi!” Nên dùng loại xe buýt nhỏSai giờ và khó tin cậy

OYuBpR4G.jpg

Họ duy trì, phát triển mạnh mẽ không chỉ từ tiền của nhà đầu tư, mà còn từ tiền đóng góp của các cựu sinh viên.

3vIl3Bfh.jpg
Ảnh: C.Nhật
Một trong những yếu tố giúp các trường đại học tư trên thành công là bởi tính thực tiễn, không ngừng cập nhật và đổi mới của chương trình dạy. Đơn cử với Học viện Công nghệ MIT, đây là nơi đã đào tạo ra những thế hệ sinh viên có kiến thức vững chắc, gắn liền với nhu cầu và đòi hỏi của xã hội từ năm 1950... nên họ ngày một vững mạnh. Đại học Stanford hay CalTech, Duke cũng vươn lên nhóm đầu nhờ hướng đi tương tự. Từ đầu thế kỷ 20, mọi người tiếp tục chứng kiến sự trỗi dậy của Đại học Chicago, nơi đã không ngừng nỗ lực thu hút rất nhiều học giả hàng đầu ở các lĩnh vực khoa học, kinh tế và xã hội học... đến công tác, nghiên cứu. Hướng đi của Đại học Chicago là tập trung phát triển những lĩnh vực mà những trường top chưa chú ý.

Bên cạnh đó, “điểm cộng” của đại học tư ở Mỹ là sĩ số sinh viên mỗi lớp ít, cơ sở vật chất phục vụ việc học tập, nghiên cứu đều rất tốt... Điều này giúp người học có được những trải nghiệm thực tế cần thiết để có thể tự tin gia nhập thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Lớp học ít sinh viên nên mối quan hệ thầy - trò, trò - trò sẽ khắng khít hơn, hỗ trợ nhau hiệu quả hơn.

Tuy vậy, các trường đại học tư tại Mỹ cũng phải trải qua nhiều thử thách đáng kể trong quá khứ lẫn hiện tại. Đó có thể là về vấn đề học phí cao (dù những sinh viên thuộc gia đình khó khăn sẽ được hỗ trợ hoàn toàn hoặc một phần đáng kể), rồi làm thế nào để tuyển chọn được đầu vào phù hợp khi thí sinh nào cũng có kết quả học tập/thi gần như hoàn hảo...

"Có thể nói hầu hết trường đại học tư tại Mỹ đều chọn hướng đi cung cấp những khóa học mà các trường đại học công lập lớn tại Mỹ chưa có"

Một số đại học tư khác lại phải đối diện với câu hỏi làm thế nào để thu hút người học, đào tạo tốt trong thời đại công nghệ quá phát triển như hiện nay (đặc biệt là với sự xuất hiện của những khóa học, kho tài liệu online ngày một đồ sộ và chất lượng cũng rất cao)? Một số đại học tư danh tiếng cũng đang đối mặt với việc mất dần sinh viên bởi chương trình dạy chưa linh động bằng những đại học tư có quy mô nhỏ hơn. Dẫu vậy, tôi cho rằng những khó khăn đó là cần thiết để họ không ngừng cải thiện chất lượng đào tạo.

Tôi được biết một số trường đại học tư ở VN đã và đang đứng trước nguy cơ đóng cửa. Tôi nghĩ chúng ta nên coi đây là dịp để nhìn lại và nhận diện những bất ổn đang tồn tại trong mô hình này thay vì chỉ biết than thở. Tôi nghĩ những nguy cơ đến với các trường đại học tư bắt đầu từ sự tín nhiệm của xã hội dành cho chất lượng của các trường này không cao.

Ở đất nước chúng tôi, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp cũng như chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường liên tục được cập nhật thông qua báo đài, thống kê thường niên cũng như bảng tổng kết của chính các khoa, trường. Dĩ nhiên khi chất lượng sinh viên đi xuống thì hình ảnh các trường sẽ bị ảnh hưởng vì việc đánh giá này dựa trên những tiêu chí rất rõ ràng. Vì vậy các trường phải không ngừng nỗ lực vun đắp chất lượng.

Tôi nghĩ VN cần có một cơ chế quản lý chất lượng giáo dục chung và nếu trường nào không đáp ứng đủ những yêu cầu tối thiểu thì nên rút giấy phép hoạt động. Tôi cũng băn khoăn về việc một số trường đại học tư ở VN không có khuôn viên, thư viện nghèo nàn, không có phòng nghiên cứu... Trường đại học như vậy thì làm sao đủ khả năng dạy và cấp bằng hệ chính quy?

Việc nhận sinh viên vào trường thông qua nhiều yếu tố

Tôi được biết lâu nay ở VN thí sinh phải vượt qua được mức “điểm sàn” (thường là 14/30 điểm cho ba môn) mới được xét tuyển vào đại học công lập lẫn tư thục. Một số người cho rằng điều này không cần thiết và góp phần làm hạn chế lượng hồ sơ nộp vào các trường đại học tư. Tôi cho rằng không thể đánh giá năng lực của một người chỉ qua điểm số, nhưng tôi nghĩ điểm thi thấp cũng là điều cần cân nhắc về việc thí sinh đó có khả năng theo kịp chương trình đại học hay không.

Ở Mỹ, việc nhận sinh viên của các trường đại học thường thông qua nhiều yếu tố: kết quả học tập phổ thông, điểm thi SAT (hoặc ACT), bài luận và những đề tài nghiên cứu... nên việc đánh giá thường khá chính xác. Với cách tuyển chọn như vậy, những bạn có tiềm năng lớn nhưng không may đạt kết quả thấp trong thi cử vẫn có cơ hội được hội đồng tuyển chọn đồng ý nhận vào trường.

JUSTIN GROSSLIGHT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên