Phóng to |
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị - Ảnh: V.V.Thành |
- Đối với vụ việc này, tất cả các cơ quan nào thấy mình có trách nhiệm đều phải vào cuộc, từ cơ quan cấp phép đến quản lý cán bộ, cho tới cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan đến sức khỏe con người. Tôi thấy rằng cơ quan nào cũng phải xem xét lại.
Đây là một sự việc xảy ra ngoài tưởng tượng, ngoài suy nghĩ bình thường của mọi người. Một hành vi không chỉ rất nghiêm trọng về phẩm chất, đạo đức người thầy thuốc, ngay cả về mặt lý trí thì cách thức xử lý hậu quả của bác sĩ này cũng vượt quá ngưỡng suy nghĩ của một người bình thường. Mức độ gây chấn động trong xã hội rất lớn.
* Hiện dư luận đang dõi theo cách thức xử lý vụ việc này của các cơ quan có trách nhiệm. Xin ông cho biết ý kiến của mình?
- Việc xử lý phải rất đồng bộ, cương quyết để không những xử lý được việc này mà còn có giá trị giáo dục, cảnh báo, răn đe những việc khác trong tương lai không xảy ra theo hướng đó. Tôi nghĩ với báo chí ngoài việc thông tin, miêu tả, phân tích nguyên nhân, làm sao cũng phải có định hướng cho dư luận xã hội nhìn nhận vấn đề này dựa trên những phạm trù đạo đức, để làm sao không lặp lại sự việc tương tự.
Ví dụ, cũng một người thầy thuốc có thể nói là mình không cố ý gây ra hậu quả ấy, nhưng khi đã xảy ra rồi thì phải ứng xử như thế nào, không thể xử sự như vừa rồi.
Bây giờ dư luận muốn quy trách nhiệm thuộc về ai. Sáng nay tôi đi trên đường đọc báo thì thấy phân tích “lỗi ở tất cả” (bài trên mục “Thời sự và suy nghĩ” của báo Tuổi Trẻ - PV).
Thứ nhất là hệ thống cơ chế chính sách quản lý của mình hiện nay đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, cấp phép như thế nào, rồi kiểm tra sau khi được cấp phép ra sao. Bởi vì có khi cấp phép một đằng, nhưng những người thực hiện dịch vụ y tế lại chuyển sang làm một việc khác. Cơ sở này chưa được cấp phép để làm kỹ thuật thẩm mỹ nhưng lại tự ý làm.
Bác sĩ dù có tay nghề chuyên môn cứng, nhưng để làm được một việc như vậy cũng cần phải có một hệ thống trang thiết bị, rồi những người giúp việc phải am hiểu lĩnh vực chuyên môn thì mới có thể làm được. Nếu việc ấy xảy ra ở một bệnh viện hiện đại thì chưa chắc đã chết người, người ta có những phương tiện cấp cứu kịp thời.
Một việc nữa tôi thấy báo chí hay dư luận cũng ít đề cập là sự thiếu cẩn trọng trong việc lựa chọn các dịch vụ có liên quan đến sức khỏe. Một việc như vậy tôi cho là rất quan trọng đến sức khỏe, nhưng lựa chọn dịch vụ này xem ra vẫn bất cẩn.
* Đây là vụ việc xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội, vậy trách nhiệm xử lý thuộc về Hà Nội hay còn cơ quan nào khác?
- TP Hà Nội là địa bàn xảy ra, nhưng nhiều cơ quan ban ngành cũng phải có trách nhiệm cùng xử lý. Về cơ chế chính sách, lâu nay chúng ta muốn tạo ra sự thông thoáng để cho người dân lựa chọn các dịch vụ y tế, bây giờ cũng phải tính lại xem “thoáng đến mức nào là vừa”, giới hạn được làm đến đâu và việc gì không được phép.
Vừa rồi chúng ta cũng muốn để cho bác sĩ ngoài giờ làm việc có thể làm thêm, luật cho phép như vậy. Nhưng làm ngoài đến mức độ thế nào, loại dịch vụ y tế nào. Những việc rất hệ trọng đến sức khỏe con người thì phải là những bệnh viện hiện đại, chứ không phải một con dao, một dụng cụ, một người thầy thuốc là có thể làm được mọi thứ.
Bây giờ tất cả các khâu phải rà soát lại hết. Ngay cả với quảng cáo, những người đăng quảng cáo về cơ sở này có chịu trách nhiệm không, có đến thẩm tra xem người ta quảng cáo như vậy nhưng chất lượng, chuyên môn, thiết bị có đúng như thế không. Hay là người ta cứ gửi quảng cáo tới, đưa tiền là mình đăng thôi. Nên có thể nói có rất nhiều cơ quan phải chịu trách nhiệm.
Ví dụ quảng cáo về chuyên môn y tế phải được sự đồng ý của cơ quan y tế đánh giá xem nội dung quảng cáo có đúng không, tương tự như vậy với thực phẩm phải là cơ quan quản lý thực phẩm. Nhưng lâu nay mình cứ thấy họ đưa quảng cáo tới, trả tiền dịch vụ thế là đăng. Cho nên tôi nói tất cả mọi thứ đều phải kiểm soát lại.
* Trong vụ việc này trách nhiệm chính quyền địa phương thế nào khi cơ sở hoạt động không có giấy phép mà không phát hiện?
- Chính quyền địa phương gồm có UBND, nhưng UBND lại không cấp phép mà do sở y tế. Nên nói trách nhiệm của một người là rất khó. Ông bác sĩ này bệnh viện quản lý, nhưng người ta lại làm ngoài giờ hành chính, mà bác sĩ lại được quyền làm ngoài…
* Xem thêm:
Toàn cảnh vụ bác sĩ thẩm mỹ phi tang xác khách hàngBắt chủ thẩm mỹ viện nghi làm chết bệnh nhân rồi ném xácBắt vợ chồng bác sĩ TMV nghi ném xác bệnh nhân xuống sông HồngThực nghiệm hiện trường vụ ném xác trên cầu Thanh TrìBắt khẩn cấp bảo vệ, triệu tập 15 nhân viên Cát TườngBác sĩ ném xác bệnh nhân, ngành y tế xin lỗi nhân dânTìm xác nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường hàng trăm km
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận