Xe buýt 33 (bến xe An Sương - Suối Tiên - Đại học Quốc gia TP.HCM) chạy bằng khí nén thiên nhiên - Ảnh: Quang Định |
* Trước tiên cần có trung tâm điều phối chung, quy hoạch mạng lưới sao cho người đi bộ đến trạm xe buýt gần nhất (ví dụ không quá 500m).
Mạng xe buýt trong nội ô chạy theo vòng tròn như mạng nhện (các vòng có thể cách nhau 500-1.000m) dùng loại xe nhỏ hay xe điện thiết kế xe thấp cho dễ lên xuống. Mạng xe buýt xuyên tâm cắt lưới nội ô chạy đường dài bố trí xe cỡ lớn và cỡ trung (xe cỡ trung chạy nhiều vào giờ thấp điểm cho tiết kiệm).
đó, mạng vòng tròn và mạng xuyên tâm sẽ giúp cho khách đến bất cứ chỗ nào cự ly cũng không xa. Tổ chức được như vậy thì dân sẽ hưởng ứng đi xe buýt thôi vì thói quen của dân ta là ngại đi bộ xa.
* Nhà nước nên bỏ hẳn trợ giá xe buýt, chỉ hỗ trợ nhà chờ, bến đỗ cho các nhà xe, đồng thời quản lý phân tuyến hợp lý. Như vậy các nhà xe sẽ tự tính toán phương tiện và số lượng xe lưu thông phù hợp, phương thức phục vụ để có tính hiệu quả trong hoạt động.
Nếu được phục vụ tốt, người dân sẽ dễ dàng chấp nhận trả thêm phí khi sử dụng dịch vụ. Lúc bấy giờ chắc chắn số lượng xe buýt lưu thông trên đường sẽ giảm (vì không được trợ giá), giao thông sẽ được thông thoáng hơn, thời gian lưu thông sẽ nhanh hơn, thuận tiện hơn thì người dân sẽ đi xe buýt nhiều hơn.
* Mình ở chung cư Hưng Ngân, rất thích đi xe buýt nhưng để đi làm cần phải đi ba chuyến: xe 48 ra Tô Ký, xe 145 ra bến xe An Sương, xe 27 đi tới Âu Cơ, sau đó đi bộ thêm 500m. Nói chung là rất bất tiện.
Không biết cơ quan chức năng có thiết kế như thế nào để chỉ cần đi tối đa hai chuyến là có thể đến khắp nơi trong thành phố...
* Tôi đề nghị thay vì dùng xe lớn (50 chỗ) bất tiện và gây ách tắc giao thông, ô nhiễm thì nên thay bằng xe vừa (25 chỗ) và nên giới hạn tuyến ngắn vì như thế xe quay vòng nhanh, khách không chờ lâu nếu có kẹt xe ở một điểm.
Ngoài ra, tuyến ngắn cho tài xế có thời gian nghỉ ngắn giữa hai chuyến sẽ bớt căng thẳng và bực bội hơn.
* Cứ theo thực tế đường lớn hay nhỏ để bố trí xe buýt lớn hay nhỏ, nhiều hay ít... chứ như đường Cách Mạng Tháng 8 cả chục chiếc xe buýt lớn kẹt cứng sát nhau vào giờ cao điểm thì chỉ làm trầm trọng thêm nạn kẹt xe mà thôi.
* TP.HCM có nhiều đường có rất nhiều tuyến xe buýt đi qua như: Trường Chinh có 13 tuyến, Hùng Vương 9 tuyến, vòng xoay Bảy Hiền có đến 14 tuyến, xa lộ Hà Nội 8 tuyến... Nhìn vào bản đồ các tuyến xe buýt ta thấy rối như canh hẹ và trùng lặp rất nhiều.
Như vậy nhiều tuyến xe buýt sẽ chia sẻ hành khách và việc kinh doanh sẽ bị phân tán - đây là điều tối kỵ trong kinh doanh. Đó là chưa nói mạng lưới đường thành phố không rộng nhưng phải gánh rất nhiều tuyến xe buýt, gây nên ùn tắc giao thông.
Thêm 29 xe buýt thân thiện môi trường Theo ông Nguyễn Hồ Minh - phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn (chủ đầu tư dự án), dự kiến trong tháng 5 sẽ đưa vào hoạt động 29 xe buýt sử dụng nhiên liệu khí nén thiên nhiên (CNG) thân thiện với môi trường, thay xe buýt cũ đã xuống cấp. Số xe buýt này sẽ được bố trí hoạt động ở tuyến số 27 (công viên 23 Tháng 9 - Âu Cơ - bến xe An Sương) và tuyến số 152 (khu dân cư Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất). UBND TP.HCM đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án thí điểm xe buýt CNG giai đoạn 2 với 29 xe buýt trên và cho chủ đầu tư dự án được hưởng cơ chế hỗ trợ lãi suất vay theo đề án đầu tư xe buýt giai đoạn 2014-2017. Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn sản xuất 29 xe buýt này trị giá gần 80 tỉ đồng. Trước đó, đề án thí điểm xe buýt CNG giai đoạn 1 đã nhập 21 xe buýt từ Hàn Quốc. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận