Phóng to |
Nhà máy năng lượng hạt nhân Lĩnh Ao trong cơ sở năng lượng hạt nhân vịnh Đại Á (Quảng Đông) đang xây dựng giai đoạn 2 - Ảnh: EPA |
Cảnh báo được đưa ra vài tuần sau khi Bắc Kinh khôi phục chương trình hạt nhân đầy tham vọng, vốn bị tạm dừng để điều tra an toàn sau sự kiện Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật bị rò rỉ phóng xạ. Tài liệu do WikiLeaks tiết lộ nhấn mạnh đến những bí mật đằng sau việc đấu thầu các hợp đồng, tác động của chính phủ trong cuộc vận động hành lang và sự yếu kém tiềm ẩn trong quản lý, quy định giám sát trong lĩnh vực điện hạt nhân Trung Quốc.
Từ tháng 8-2008, Đại sứ quán Mỹ ghi nhận Trung Quốc sẽ xây dựng 50-60 nhà máy điện hạt nhân mới từ nay đến năm 2020 và nhận định đây là một cơ hội kinh doanh khổng lồ. Thế nhưng, như Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh nêu rõ: “Toàn bộ việc mua sắm kỹ thuật cho các lò phản ứng của Trung Quốc là kết quả của những quyết định chính trị nội bộ chứ không có bất cứ quá trình đấu thầu mở nào”.
Mối quan ngại lớn hơn của Mỹ là Trung Quốc đang xây dựng các lò phản ứng theo kỹ thuật nội địa CPR-1000, dựa trên kỹ thuật cũ của Mỹ. Trong 10 năm qua, kỹ thuật CPR-1000 là thiết kế thịnh hành nhất ở Trung Quốc, một thiết kế có mức an toàn kém gấp 10 lần so với kỹ thuật AP-1000 của Mỹ.
Chỉ vài ngày trước thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua việc xây dựng bốn lò phản ứng theo kỹ thuật CPR-1000. Giáo sư vật lý Hà Tộ Hưu, người đã hỗ trợ phát triển bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc, từng cho rằng sẽ là thảm họa nếu Trung Quốc tăng tốc các dự án sản xuất năng lượng hạt nhân lên gấp 20 lần đến năm 2030.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận