15/11/2023 17:19 GMT+7

Vụ nổ không gian làm rung chuyển bầu khí quyển Trái đất

Vụ nổ mạnh đến mức gây ra những biến đổi lớn trong điện trường của tầng điện ly Trái đất, ở độ cao khoảng 500km.

Ánh sáng từ vụ nổ tia gamma, tạo ra hiệu ứng "vòng giãn nở" - Ảnh: NASA

Ánh sáng từ vụ nổ tia gamma, tạo ra hiệu ứng "vòng giãn nở" - Ảnh: NASA

Theo một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học đã phát hiện vụ nổ tia gamma GRA 221009A cách Trái đất khoảng 2,4 tỉ năm ánh sáng, diễn ra vào tháng 10-2022.

Ánh sáng của vụ nổ tỏa ra năng lượng lên tới 18 teraelectronvolt. Đây là vụ nổ không gian sáng nhất từng được ghi nhận.

Vụ nổ mạnh đến mức gây ra những biến đổi lớn trong điện trường của tầng điện ly Trái đất, ở độ cao khoảng 500km.

“Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày bằng chứng về sự biến đổi của điện trường tầng điện ly ở khoảng 500km gây ra từ vụ nổ tia gamma mạnh xảy ra vào ngày 9-10-2022”, nhóm nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn Mirko Piersanti, thuộc Đại học L'Aquila và Viện Vật lý thiên văn quốc gia ở Ý dẫn đầu, cho biết.

"Sử dụng cả quan sát vệ tinh và mô hình phân tích đặc biệt mới được phát triển, chúng tôi chứng minh được rằng GRA 221009A đã tác động sâu sắc đến độ dẫn điện tầng điện ly của Trái đất, gây ra nhiễu loạn mạnh không chỉ ở tầng điện ly phía dưới mà còn ở tầng điện ly phía trên".

Ánh sáng vang vọng từ vụ nổ tia gamma, được tạo ra từ ánh sáng truyền qua lớp bụi dày khi nó di chuyển về phía Trái đất, tạo ra hiệu ứng "vòng giãn nở".

Bức xạ gamma là phần năng lượng cao nhất trong phổ điện từ, tiếp theo là bức xạ X. Các photon tia gamma có năng lượng gấp 1 tỉ đến 1.000 tỉ lần năng lượng của các photon trong phần quang phổ nhìn thấy được.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Tầng điện ly là một lớp khí quyển tương đối dày của Trái đất, có độ cao từ khoảng 50 - 1.000km và chồng lên một số lớp khí quyển khác.

Nó là một phần của bầu khí quyển nơi tia cực tím và bức xạ X từ Mặt trời làm ion hóa các nguyên tử và phân tử trong khí quyển, tạo ra một loạt electron lỏng lẻo.

Tầng điện ly phản ánh sóng vô tuyến mà chúng ta sử dụng để liên lạc và điều hướng. Khi một sự kiện mạnh xảy ra, chẳng hạn như ngọn lửa Mặt trời, chúng ta có thể ghi lại những thay đổi mà nó tạo ra ở tầng điện ly thấp.

Khoảnh khắc lỗ đen xé nát và nuốt chửng ngôi saoKhoảnh khắc lỗ đen xé nát và nuốt chửng ngôi sao

TTO - Các nhà thiên văn học đã tái hiện lại thời khắc cuối cùng của một ngôi sao bị một lỗ đen khổng lồ xé nát và nuốt chửng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên