Âm thanh lỗ đen Sagittarius A* nuốt các mảnh vụn vũ trụ nghe như bài hát - Nguồn: NASA
Các nhà nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát triển khả năng siêu âm hóa, chuyển thể thông tin hoạt động của lỗ đen Sagittarius A* (thường được các nhà nghiên cứu viết tắt là Sgr A*) do kính viễn vọng IXPE ghi được thành âm thanh, thậm chí là âm thanh có thể nghe được.
Theo trang tin của NASA, Sagittarius A* - lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân hà - kém sáng hơn nhiều so với các lỗ đen khác ở trung tâm các thiên hà mà chúng ta có thể quan sát, điều đó có nghĩa là nó không tích cực ngấu nghiến vật chất xung quanh nó.
Tuy nhiên, bằng chứng mới từ kính viễn vọng IXPE (Imaging X-ray Polarimetry Explorer) của NASA cho thấy khoảng 200 năm trước, Sagittarius A* đã "thức dậy", và nó đã nuốt chửng khí và các mảnh vụn vũ trụ khác trong tầm với của nó.
Khi một lỗ đen ăn các mảnh vụn vũ trụ, các chùm ánh sáng tia X sáng dội lại, sau đó có thể biến thành sóng âm thanh.
Sagittarius A* nằm trong chòm sao Nhân Mã ở trung tâm Dải Ngân hà, cách Trái đất hơn 25.000 năm ánh sáng. Nó là lỗ đen siêu lớn gần chúng ta nhất, với khối lượng ước tính gấp hàng triệu lần Mặt trời.
Nhà thiên văn học Frédéric Marin tại Đài thiên văn Strasbourg ở Pháp và là tác giả chính của nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí Nature cho biết: “Lỗ đen siêu lớn này không hề im lặng như vài thế kỷ trước".
Kính viễn vọng IXPE là sự hợp tác giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ Ý với các đối tác và cộng tác viên khoa học ở 12 quốc gia.
Lỗ đen "không tha" thứ gì
Lỗ đen hay hố đen (black hole) là một vùng không gian và thời gian có trường hấp dẫn mạnh đến mức không hạt vật chất hay cả bức xạ điện từ như ánh sáng có thể thoát khỏi nó khi lại gần.
Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất bị hút qua nó, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận